Tóc gãy rụng là một trong số những nguyên nhân khiến chúng ta phải đau đầu tìm cách giải quyết. Bởi việc tóc gãy rụng nhiều sẽ khiến cho mái tóc trở nên thưa thớt, khó tạo kiểu. Đồng thời tạo cảm giác mất tự tin khi tiếp xúc gặp gỡ với các đối tác trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tóc gãy rụng, có thể đó là do di truyền nhưng cũng có thể là do các thói quen sinh hoạt thường ngày của bạn. Nhưng dù thế nào chúng ta cũng phải hiểu được nguyên nhân của việc tóc bị gãy rụng thì mới có những cách khắc phục phù hợp nhất. Bài viết sau sẽ chi ra các lý do khiến tóc gãy rụng và cách khắc phục tóc bị gãy rụng. Mời các bạn cùng theo dõi.
Thay đổi kiểu tóc thường xuyên
Việc gội, uốn, duỗi, nhuộm,… thường xuyên khiến tóc bị tổn thương nghiêm trọng. Hóa chất, nhiệt độ, tác động bên ngoài không chỉ khiến tóc gãy rụng, khô xơ, thiếu sức sống. Mà còn làm da đầu, lông nang và chân tóc kém phát triển. Số lượng tóc mọc thêm không thể cân bằng được phần bị rụng, từ đó làm tóc bạn mỏng dần và có thể gây hói.
Nếu không phải công việc bắt buộc, bạn hoàn toàn có thể chủ động ngăn chặn nguyên nhân này. Mỗi khi muốn đến salon hãy tự hỏi bản thân xem có cần thiết hay không? Mỗi ngày chải đầu hay ngủ dậy có thấy tóc gãy rụng nhiều không? Bạn có muốn tóc đẹp, chắc khỏe lâu dài hay chỉ theo “trend” một thời gian ngắn? Trường hợp là nghệ sĩ hay nhà tạo mẫu tóc, bạn nên chú ý chọn thương hiệu uy tín có thể tin tưởng được. Đồng thời, nên đầu tư thời gian phục hồi tóc với dưỡng chất và viên uống phù hợp.
Tóc gãy rụng do di truyền
Yếu tố rụng tóc di truyền thường chỉ gặp ở nam giới. Hơi đáng buồn là nếu bố bạn bị hói thì tương lai của bạn sớm muộn cũng như thế. Trường hợp này có thể cải thiện nhờ việc điều trị sớm bằng cách xây dựng thói quen tốt, dùng viên uống kích mọc tóc, cấy tóc,…
Mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể
Mất cân bằng nội tiết tố không chỉ khiến tóc gãy rụng mà còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Có thể kể đến như: tiểu đường, kinh nguyệt không đều, vô sinh, rối loạn tuyến giáp, rối loạn tiền đình.
Trường hợp mất cân bằng nội tiết tố kéo dài, bạn cần đến khám chuyên khoa để được lên kế hoạch điều trị phù hợp. Thêm vào đó, bạn hãy nghiên cứu thêm về chế độ ăn uống hằng ngày. Thay đổi để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Sức khỏe tinh thần cũng cần được chú trọng trong thời gian này.
Điều trị thuốc trong thời gian dài, xạ trị – hóa trị
Việc sử dụng thuốc, xạ trị – hóa trị trong thời gian dài khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất nuôi tóc. Trường hợp này rất khó khắc phục. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ xem có thể thay đổi loại thuốc hay không? Hoặc nhờ nhân viên tư vấn loại thực phẩm chức năng có thể dùng trong quá trình điều trị.
Cách tích cực nhất là bạn hãy cố gắng hồi phục nhanh. Sau khi ngưng dùng thuốc và xạ trị – hóa trị, mái tóc sẽ có điều kiện trở lại như xưa. Nếu không thể dùng thuốc bổ sung, hãy thử cách chăm sóc tóc với các liệu pháp từ thiên nhiên.
Thiếu hụt vitamin B5, vitamin H
Vitamin B5 (axit pantothenic) và vitamin H (biotin) là dưỡng chất giúp tóc chắc khỏe, óng mượt. Do chế độ ăn uống hoặc bệnh nặng, bạn có thể thiếu hụt 2 loại vitamin quan trọng này dẫn đến rụng tóc.
Bổ sung chất bằng cách thay đổi thực đơn ăn uống là phương pháp lành mạnh nhất. Trường hợp bạn phải ăn kiêng hay ăn chay trường nên tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thêm một số loại thực phẩm chức năng thay thế. Thiếu hụt vitamin B5 và vitamin H lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Căng thẳng, âu lo kéo dài
Áp lực học hành, công việc, gia đình khiến bạn căng thẳng cũng là nguyên nhân tóc gãy rụng. Khi âu lo kéo dài, cơ thể sẽ tiết ra chất teleogen efluvium. Đây là chất làm hệ miễn dịch mất kiểm soát. Thậm chí, chúng còn “điều khiển” các tế bào bạch cầu tấn công nang tóc, làm chân tóc suy yếu và nhanh rụng. Bên cạnh đó, nhiều bạn có thói quen “vò đầu bứt tóc” khi xuất hiện những vấn đề không giải quyết được. Dần dần, bạn sẽ không kiểm soát được hành động này. Đến khi chải đầu mới phát hiện thì cũng chẳng thể “gắn” tóc trở lại.
Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần? Đây là một vấn đề rất khó trả lời. Mỗi người có hoàn cảnh phiền muộn riêng. Nếu không thể giải quyết dứt điểm vấn đề đó, bạn hãy cố gắng tự nhủ tạm thời đừng quan tâm. Duy trì tâm lý thoải mái, cười nhiều hơn, ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc, tin rằng tình trạng âu lo sẽ sớm được cải thiện.
Các bệnh về da đầu khiến tóc gãy rụng
Da đầu có thể bị nấm, gàu, vảy nến, kích ứng, tổn thương,… do tạo kiểu tóc nhiều hoặc vệ sinh không đúng cách. Khi đó, chân tóc sẽ yếu đi rất nhiều và tóc con chưa kịp mọc dài đã rụng mất.
Do tuần hoàn máu xấu – chất lượng máu kém
Y học cổ truyền cũng đánh giá cao vai trò của máu khi quan niệm TÓC là phần thừa của HUYẾT (máu), được huyết nuôi dưỡng. Mà CAN (gan) là nơi tàng trữ và điều tiết lượng huyết trong cơ thể. Mặt khác huyết do tinh sinh ra, tinh tàng trữ ở THẬN, vì vậy thận là căn nguyên sinh ra tóc. Do đó, đông y cho rằng máu xấu – tuần hoàn máu kém là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc, tóc bạc sớm.
Y học hiện đại cũng chứng minh 95% dưỡng chất mà tóc hấp thu là do mạch máu dưới da đầu mang đến. Chính vì vậy, những bệnh liên quan đến máu đề ảnh hưởng đến quá trình phát triển của mái tóc.
Lời khuyên: Để giúp nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe và xanh mượt; bạn nên bổ sung các thảo dược bổ huyết, gan thận. Điển hình vị thuốc Hà Thủ Ô. Đông y chứng minh, Hà Thủ Ô đã tác động vào phần Huyết (Giúp bổ huyết, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu; tăng sinh tân dịch); bổ gan (bảo vệ tế bào gan, giải độc); bổ thận (tăng cường chức năng thận). Ngoài Hà Thủ Ô còn có các thảo dược khác như thục địa, đương quy, xuyên khung… giúp cải thiện độ dày của mái tóc.
Lời kết
Bạn có thể điều trị tại nhà và loại bỏ thói quen xấu. Trong vòng 1 tháng nếu tình hình không khả quan, bạn nên tìm gặp bác sĩ để biết nguyên nhân chính xác và cách điều trị. Đến đây thì bạn đã tìm được nguyên nhân chính khiến tóc gãy rụng chưa? Hãy thử điều trị theo những cách được gợi ý ở trên và chia sẻ bí quyết chăm sóc tóc của bạn cho mọi người tham khảo với nhé!
Nguồn: Mlamdep.com