bệnh
Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Phụ huynh hãy bỏ túi các phương pháp phòng chống bệnh tay chân miệng ở trẻ

6 phút, 38 giây để đọc.

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra, biểu hiện là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu dưới dạng mụn nước xuất hiện. Tập trung vào lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng, đầu gối và mông của trẻ. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, hầu hết các trường hợp bệnh đều nhẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh tiến triển nhanh, nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm thì chỉ trong nửa ngày đã có thể chuyển biến.

Nhiều trường hợp nặng trẻ có thể chuyển cấp nhanh đột ngột, có khi bỏ học lớp 2 và vào lớp 3 đột ngột, dẫn đến nguy cơ suy hô hấp và diễn tiến nhanh các biến chứng nặng. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến việc phòng bệnh cho con em mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này nhé!

Mức độ nguy hiểm của bệnh

Theo thống kê của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, từ đầu năm đến hết tháng 3 năm 2021, trên địa bàn cả nước ghi nhận hơn 17 nghìn người mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó chủ yếu là các tỉnh phía Nam, và cũng đã ghi nhận 04 trường hợp tử vong do bệnh Tay Chân Miệng. Tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn, từ đầu năm đến hết tháng 2/2021 không ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh. Chỉ tính riêng tháng 3 đã ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh, trong đó 03 trường hợp tại thành phố Lạng Sơn và 01 trường hợp tại huyện Cao Lộc. 100% trường hợp mắc bệnh đều là trẻ em dưới 5 tuổi.

Mức độ nguy hiểm của bệnh

Ở lứa tuổi này trẻ chưa có nhận thức phòng bệnh cho bản thân mình và những người xung quanh. Do vậy khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Không đưa trẻ mắc bệnh đến trường cũng như nơi tập trung đông người để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng 

Nhóm virus đường ruột, điển hình là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71) là thủ phạm chính gây ra bệnh tay chân miệng. Trong đó, virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng và thường tự khỏi. Enterovirus 71 gây bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí có thể gây tử vong. Các vi rút đường ruột khác thường gây bệnh nhẹ. Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh.

Virus tay chân miệng có hình cầu, đường kính từ 27 – 30nm. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng trú ngụ chủ yếu tại niêm mạc má hoặc niêm mạc ruột. Sau đó di chuyển đến các hạch bạch huyết xung quanh, rồi xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu. Điểm dừng cuối cùng của virus là niêm mạc miệng và da.

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất bởi lúc này hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trẻ lớn hơn và người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ thấp hơn. Ở vùng ôn đới, bệnh xảy ra nhiều nhất là vào mùa hè và đầu mùa thu. Riêng những quốc gia thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới, bệnh có thể xảy ra quanh năm. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên đến những nơi công cộng như nhà trẻ, sân chơi kém vệ sinh… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh Tay chân miệng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạng miệng và da. Tập trung chủ yếu ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Thông thường, trẻ sốt nhẹ khong 37,5 đến 38 độ C, từ 2 đến 3 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các nốt phỏng nước ở miệng, khi vỡ ra tạo những vết loét ở niêm mạc lưỡi, xung quanh miệng. Ngoài ra, các nốt phỏng còn xuất hiện nổi cộm ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Một số ít trẻ xuất hiện ban đỏ ở chân, mông, đùi, hoặc cẳng tay.

Hiện nay bệnh Tay chân miệng chưa có vắc xin phòng bệnh, trong khi đó tình hình bệnh Tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong cộng đồng, các bậc cha mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng bnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.  

Sự lây truyền của bệnh

Tay chân miệng hiện đang là mối lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Bởi các triệu chứng đa dạng và biến chứng nặng nề của bệnh. Đáng lưu ý, bệnh có khả năng lây lan nhanh qua đường tiêu hóa và hô hấp, cụ thể:

  • Dịch tiết mũi hoặc họng (nước bọt, nước mũi, đờm…).
  • Chất lỏng bên trong mụn nước.
  • Các giọt hô hấp bắn vào không khí sau khi ho hay hắt hơi.
  • Chất thải từ cơ thể người bệnh (chẳng hạn như phân).
  • Tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm virus từ người bệnh như đồ chơi, tay nắm cửa rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.

Người bệnh có khả năng lan truyền virus mạnh nhất là ở tuần đầu tiên khi nhiễm. Tuy nhiên, virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể trong nhiều tuần. Ngay cả sau khi các dấu hiệu và triệu chứng bệnh không còn. Tức là đồng nghĩa với việc virus vẫn có khả năng lây lan qua người khác. Do lây truyền nhanh nên bệnh tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch lớn. Khi có trẻ mắc bệnh, nếu không có những biện pháp phòng tránh. Và chữa trị kịp thời, những trẻ xung quanh sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao.

Phòng chống bệnh tay chân miệng hiệu quả

Phòng chống bệnh tay chân miệng hiệu quả

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em). Đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn. Trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.       
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập; tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng. Hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  • Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Nguồn: Soyt.langson.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *