Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là một căn bệnh mãn tính mà lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức cao hơn bình thường do sự thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Khi bạn bị tiểu đường, cơ thể của bạn không chuyển hóa hiệu quả carbohydrate mà bạn ăn để tạo năng lượng. Điều này khiến lượng đường trong máu tăng dần. Lượng đường trong máu liên tục tăng cao theo thời gian làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tổn thương các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh nghiêm trọng khác.
Để xác định chế độ chăm sóc phù hợp cho người bệnh tiểu đường cũng như cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, chúng ta cần hiểu bệnh tiểu đường là gì và nguyên nhân gây bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này và những thông tin hữu ích để người bệnh được chăm sóc tốt nhất và kiểm soát bệnh hiệu quả cũng với những cách phòng chống bệnh tốt nhất nhé!
Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Trong cơ thể, tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết ra hóc-môn insulin – một loại chất giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày cho bạn. Vì vậy, khi cơ thể thiếu insulin hoặc insulin không chuyển hóa được đường, đường sẽ bị tồn đọng lại trong máu, đường huyết sẽ tăng cao. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì… là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường1. Nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị bệnh hơn; hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đái tháo đường típ 2 diễn ra ở người thừa cân cao hơn những người bình thường.
Triệu chứng nhận biết bệnh
Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh:
- Tiểu nhiều: Nồng độ glucose trong máu cao dẫn đến lượng glucose trong nước tiểu đầu cao, vượt quá ngưỡng hấp thu ở thận. Do đó, một phần glucose không được tái hấp thu ở ống lượn gần, dẫn đến hiện tượng trong nước tiểu tồn tại đường. Đồng thời, do lượng đường trong nước tiểu cao nên làm tăng áp suất thẩm thấu nước tiểu. Vì vậy, nước khuếch tán vào nước tiểu và làm tăng khối lượng nước tiểu, gây tiểu nhiều. Ở trẻ em có thể bị tiểu dầm vào ban đêm do đa niệu.
- Uống nhiều: Khi cơ thể mất nước sẽ kích thích vùng dưới đồi gây ra cảm giác khát, khiến bệnh nhân uống nước liên tục.
- Ăn nhiều: Do cơ thể không thể sử dụng đường để tạo năng lượng, nên người bệnh sẽ có cảm giác nhanh đói, kích thích ăn nhiều.
- Gầy: Mặc dù ăn uống nhiều hơn so với bình thường, nhưng do cơ thể không sử dụng được glucose để tạo năng lượng, nên phải tăng cường thoái hóa lipid và protid để bù trừ. Cho nên, người bệnh thường gầy còm, xanh xao.
Ngoài ra, người bệnh còn có những biểu hiện như: khô miệng, buồn nôn, mờ mắt, chậm lành vết loét,… Để biết chắc chắn mình có bị bệnh hay không, bạn nên gặp bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm.
Phương pháp phòng tránh
Tránh ăn đồ chế biến sẵn tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu do các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Boston (Mỹ) thực hiện trong 15 năm đã xác nhận điều người ta thường nghĩ lâu nay: Ăn nhiều thức ăn nhanh (fast food) làm cho bạn mập và tăng nguy cơ bị tiểu đường. Sau khi đã loại trừ tác động của các yếu tố như vận động cơ thể và lối sống, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thường xuyên ăn thức ăn nhanh nặng hơn 10 pound (1 pound bằng 0,45 kg) so với những người ăn ít thường xuyên hơn và có nguy cơ bị rối loạn insulin (liên quan đến bệnh tiểu đường) cao hơn gấp 2 lần.
Theo các nhà nghiên cứu, thức ăn nhanh thường được nhìn nhận là có chất lượng dinh dưỡng thấp, nhưng cho đến nay ít có nghiên cứu nào được thực hiện về tác động của thức ăn nhanh với các loại “bệnh nhà giàu” như béo phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim.
Chia nhỏ bữa ăn
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc ăn nhiều bữa nhỏ chia đều trong ngày sẽ mang lại lợi ích. Nó khiến bạn giảm được cảm giác đói và ăn ít hơn vào các bữa tiếp theo. Một nghiên cứu trên gần 2.700 phụ nữ. Và nam giới phát hiện những người ăn trên 6 bữa một ngày tiêu thụ ít calo hơn. Họ cũng thường lựa chọn thực phẩm lành mạnh và có chỉ số BMI thấp hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra khi ăn nhiều bữa hơn. Mức cholesterol và insulin trong cơ thể cũng được cải thiện theo chiều hướng tốt. Ăn nhiều bữa ăn nhỏ cuối cùng có thể giảm đường trong máu. Cảm giác đói và giúp bạn từ bỏ những bữa ăn vặt.
Rèn luyện sức khỏe để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Tập thể dục thường xuyên cũng như chế độ ăn uống lành mạnh. Là chìa khóa để đánh bại hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường. Tập thể dục làm giảm lượng đường trong máu theo hai cách:
- Làm tăng độ nhạy insulin, có nghĩa là các tế bào có thể sử dụng insulin tốt hơn. Insulin được các tế bào sử dụng để hấp thu đường từ máu. Và sau đó được sử dụng làm năng lượng cho cơ thể của bạn.
- Nó cho phép cơ bắp hấp thụ và sử dụng đường cho năng lượng, ngay cả khi không có insulin.
Đi bộ: Đi bộ là một trong những cách tốt nhất và dễ dàng nhất để mọi người ở mọi lứa tuổi tập thể dục. Kể cả những người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu năm 2005 được công bố trên các báo cáo của Diabetes Care. Rằng việc đi bộ có lẽ là một trong những điều tốt nhất. Mà một bệnh nhân tiểu đường có thể làm cho sức khỏe của họ.
Phòng bệnh tiểu đường bằng Vitamin D
Vitamin D rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thiếu vitamin D có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao. Phần lớn các tổ chức về sức khỏe khuyên lượng vitamin D trong máu. Nên được duy trì ở mức 30 ng/ml (75 nmol/l). Những người có hàm lượng vitamin D trong máu cao sẽ giảm nguy cơ mắc tiểu đường tới 43%. Khi những người bị thiếu hụt vitamin D uống bổ sung vitamin này. Chức năng insulin trong các tế bào của họ được cải thiện. Đường huyết cũng được duy trì ở mức lành mạnh và nguy cơ mắc tiểu đường giảm đáng kể. Trẻ em được cung cấp đầy đủ vitamin D cũng giảm 78% nguy cơ; mắc tiểu đường tuýp 1 so với những trẻ ít được bổ sung đủ vitamin D.
Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng các loại thức ăn giàu vitamin D như cá có nhiều mỡ, dầu oliu. Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở những thời điểm phù hợp cũng rất có ích. Đối với nhiều người, bổ sung 2.000-4.000 IU vitamin D mỗi ngày có thể cần thiết để duy trì mức tối ưu.
Phòng bệnh tiểu đường bằng cà phê hoặc trà
Mặc dù nước nên là thức uống chính của bạn, nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê. Hoặc trà có thể giúp bạn tránh mắc bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống cà phê ở mức vừa phải hàng ngày. Giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 từ 8–54%. Một số nghiên cứu khác cho thấy uống trà và cà phê cũng cho hiệu quả tương tự ở những người quá cân. Cà phê và trà có chứa các chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol. Có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trà xanh có chứa một hợp chất chống oxy hóa độc đáo gọi là epigallocatechin gallate (EGCG). Đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy insulin.
Nguồn: Phongkhambienviet.com