Nepal chào đón tất cả mọi người tới với những lễ hội truyền thống của họ bằng những cánh diều chao liệng trên bầu trời xanh thẳm và tiếng cười hồn nhiên của lũ trẻ đu đưa trên bãi cỏ ở rìa làng. Ở góc phố, đàn ông túm tụm chơi bài, và những người phụ nữ bảnh bao trong bộ áo ba lỗ rạng rỡ nở nụ cười vui vẻ. Một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc trên một đất nước tươi đẹp, thanh bình. Nhưng hóa ra chúng ta đã nhầm. Không phải ngày nào trai gái cũng được đánh đu, đàn ông cũng được tự do ngồi đánh bài giữa phố và không phải ngày nào trời xanh cũng có diều.
Đấy là những ngày đất nước vùng đất Himalaya đón chào những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của mình! Cùng chúng tôi khám phá nét đẹp vừa bình dị lại vừa cuốn hút của những lễ hội của vùng đất này nhé!
Chhath (lễ tế thần mặt trời)
Chhath Parva là một lễ tế thần Mặt Trời của người dân Nepal để cầu hạnh phúc, bình an và no đủ. Vì họ quan niệm niệm rằng Mặt Trời là nguồn sức mạnh của tự nhiên, là thần năng lượng và chúa tể của cuộc sống. Lễ hội thu hút hàng ngàn người từ khắp mọi nơi hành hương về thị trấn Janakpur ở miền đông nam Nepal và Kathmandu để tham dự hay chiêm ngưỡng lễ hội.
Lễ hội kéo dài 3 ngày, nghi thức của Chhat bao gồm: dọn dẹp nhà cửa, tắm thánh, ăn chay và thờ mặt trời. Ngày đầu tiên của Chhath, người dân sẽ dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Ngày thứ hai, các tín đồ nhịn ăn từ sáng và chuẩn bị lễ vật gồm: các loại trái cây, đồ ngọt, các loại hạt. Sau khi mặt trời lặn, họ tập trung tại bờ sông (suối, ao), thắp đèn bấc, hát những bài hát và lội xuống nước để bắt đầu buổi lễ tế và cầu nguyện.
Nghi lễ được lặp đi lặp lại như vậy từ lúc mặt trời lặn cho đến sáng ngày hôm sau. Khi ánh nắng ban mai đầu tiên xuất hiện, tất cả mọi người bắt đầu tranh giành lễ vật, hoa quả để ăn chay và kết thúc quá trình nhịn ăn của mình.
Lễ hội Haritalika Teej
Có lẽ đây là lễ hội thiên về phụ nữ hơn, đặc biệt là những người đã lập gia đình. Vào ngày lễ Haritalika Teej – Lễ hội đặc sắc ở Nepal, phụ nữ ở đây sẽ mặc những trang phục Sarees đỏ, với rất nhiều phụ kiện màu đỏ, cùng nhau hát và nhảy múa theo các giai điều truyền thống trong 3 ngày. Việc này với mong muốn cầu mong cuộc sống vợ chồng và các mối quan hệ gia đình luôn bền chặt. Đặc biệt, vào những ngày này, phụ nữ đã có gia đình sẽ được nhận lời mời về nhà mẹ đẻ để tham gia tiệc tùng. Còn những cô gái thì sẽ luôn cầu mong mình sớm gặp được người chồng tốt bụng và sống hạnh phúc bên nhau.
Lễ hội Indra Jatra
Ở Nepal có lễ hội gì? Nếu bạn muốn khám phá những văn hóa lễ hội ở Nepal thì chắc hẳn không thể bỏ qua lễ hội Indra Jatra. Được biết, đây là lễ hội tế thần mưa linh thiêng, vào ngày này sẽ xuất hiện các cỗ xe gỗ đưa rước các ‘vị thần sống’ như: Ganesh, Bhaira và Kumari. Lộ trình này sẽ được đi vòng quanh các con phố cổ ở Kathmandu, với sự chứng kiến của rất nhiều người dân. Khi tham dự lễ hội, du khách không chỉ được hòa mình vào trong không khí sôi nổi, náo nhiệt, được tham gia lễ rước thần, mà còn được tìm hiểu những văn hóa độc đáo nữa nhé. Đặc biệt, còn được chụp hình với nữ thần Kumari xinh đẹp.
Lễ hội Dashain
Theo truyền thống, lễ hội Dashain diễn ra trong hai tuần trăng sáng nhất trong năm. Và kết thúc vào ngày trăng tròn trong tháng Ashvin theo lịch Nepal. Thường rơi vào cuối tháng 9 đầu tháng 10. Chín ngày đầu được gọi là Nawa Ratri, là những ngày tiến hành các nghi lễ. Ngày đầu tiên – ngày Ghatasthapana, bình nước thiêng kalash trong mỗi gia đình sẽ được đổ đầy nước. Rắc hạt lúa mạch, vùi trong một khối cát nhỏ trong phòng cầu nguyện. Sau khoảng 10 ngày, các hạt lúa mạch sẽ nảy mầm thành những nhánh cỏ non màu vàng dài chừng 10-15cm, được gọi là Jamara. Ngày thứ 7 là lễ Fulpati.
Đêm thứ 8 được gọi là Kal Ratri – nghĩa là Đêm đen. Quảng trường cung điện Basantapur Hanuman-dhoka ở Kathmandu náo nhiệt suốt đêm với lễ hiến tế kéo dài đến gần sáng. Ngày thứ 9 Maha-navami là ngày đỉnh điểm tiến hành các nghi lễ. Các ngôi đền thờ Nữ thần Durga nhộn nhịp người từ sáng đến đêm.
Những nghi thức truyền thống
Ngày này cũng là ngày duy nhất Đền Taleju ở Kathmandu mở cửa. Đón hàng nghìn người tới cầu nguyện trong năm. Ngày thứ 10 là ngày Dashami. Những người lớn tuổi sẽ chấm tika – làm từ gạo, sữa chua và một thứ bột đỏ như son. Lên trán và cài những nhánh cỏ thiêng Jamara lên tóc của những người trẻ trong nhà. Cùng với một chút tiền cầu may để mong một năm may mắn, hạnh phúc. Càng được nhiều người lớn tuổi chấm tika thì càng may mắn, hạnh phúc. Nên trán ai cũng phủ kín tika đỏ rực. Trong 5 ngày cho đến tận ngày rằm, người ta sẽ chấm tika. Đi thăm hỏi họ hàng, làng xóm, trao quà và chúc phúc.
Lễ hội truyền thống Tihar
Du lịch Nepal mà chưa có cơ hội tham gia lễ hội Tihar là điều đáng tiếc đấy nhé. Bởi đây cũng là lễ hội nổi tiếng ở Nepal được tổ chức hoành tráng, quy mô chỉ đứng sau lễ hội Dashain. Trong 5 ngày diễn ra lễ hội Tihar. Người dân nơi đây sẽ tiến hành thực hiện các nghi tế thần Yama và tế thần Laxmi. Du khách tới đây không chỉ có cơ hội tham dự lễ hội sôi nổi, náo nhiệt. Mà còn có cơ hội tìm hiểu về những câu chuyện liên quan đứng đằng sau lễ Tihar nhé. Lễ hội tế thần mặt trời Chhath
Thêm một lễ hội ở Nepal cũng được rất nhiều du khách quan tâm. Đó là lễ hội Chhath hay còn gọi là lễ hội tế thần mặt trời. Người dân nơi đây quan niệm rằng, mặt trời là nguồn sức mạnh tự nhiên, được coi như chúa tể của sự sống. Vì thế, những người Nepal thực hiện lễ tế Chhath với mong muốn có được may mắn; hạnh phúc và sự thịnh vượng trong cuộc sống. Thời gian diễn ra lễ hội Chhath kéo dài trong 3 ngày. Nhưng thu hút hàng ngàn lượt khách tới tham dự.
Những nghi thức truyền thống
Trong ngày đầu tiên của lễ hội, mọi người sẽ ở nhà để vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Đến ngày thứ 2, toàn bộ người dân sẽ nhịn ăn từ sáng tới chiều tối để chờ đợi mặt trời lặn ở phía bờ sông. Sau đó cùng nhau hát vang, nhảy múa, lội nước để cầu nguyện. Tiếp tục lễ hội ngay vào sáng sớm hôm sau, khi mặt trời vừa hé lên. Mọi người tiếp tục cầu nguyện, giành nhau nước thánh, hoa quả và kết thúc ngày nhịn ăn.
Lễ hội truyền thống Buddha Jayanti
Nếu bạn là tín đồ Phật giáo, chắc hẳn không thể bỏ qua lễ hội Buddha Jayanti. Đây là ngày lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Gautam Buddha. Được tổ chức tại Lumbini. Trong ngày chính diễn ra lễ hội, mọi người sẽ tụ tập tại 2 bảo tháp lớn nhất. Đó là bảo tháp Swyambhunath và bảo tháp Boudhhanath. Tất cả các hoạt động và nghi thức sẽ được diễn ra ở đây và bắt đầu từ sáng sớm đến tối mịt.
Lễ hội đón năm mới
Bất cứ quốc gia nào cũng đều có nhưng văn hóa đón chào năm mới khác nhau. Và nếu có cơ hội du lịch Nepal, thì đừng bỏ qua lễ hội tuyệt vời này nhé. Bởi đây là lễ hội ở Nepal được mọi người mong chờ nhất. Và nơi thú vị để trải nghiệm lễ hội đó chính là Bhaktapur Dubar Squace. Nơi tổ chức sự kiện Bisket Jatra. Sự kiện độc đáo, tái diễn lại cuộc chiến lịch sử giữa phía Đông và phía Tây, cùng với những câu chuyện thú vị khác.
Lễ hội truyền thống Maha Shivaratri
Là một lễ hội truyền thống lớn của người Hindu được diễn ra tại ngôi đền Pashupatinath. Địa điểm du lịch nổi tiêng ở Nepal. Những tín đồ theo đạo Hồi, cùng nhau cất tiếng hát và cầu nguyện cả đêm. Với mong muốn mang tới ánh sáng vượt lên trên bóng tối. Cũng như mang tới sự bình an, may mắn cho tất cả mọi người. Xung quanh đền lúc này, có rất nhiều người xếp hàng để đợi đến lượt vào đền cầu nguyện
Đó là những lễ hội ở Nepal thú vị nhất mà bạn nên biết. Với những thông tin này, hi vọng phần nào đó bạn sẽ hiểu hơn về văn hóa con người, lễ hội nơi đây. Chúc bạn có hành trình du lịch Nepal vui vẻ và đáng nhớ.
Nguồn: Luhanhvietnam.com.vn