Nên tránh những ứng dụng làm đẹp này để bảo vệ dữ liệu cá nhân
Công Nghệ Số Ứng Dụng - Phần Mềm hay

Nên tránh những ứng dụng làm đẹp này để bảo vệ dữ liệu cá nhân

4 phút, 46 giây để đọc.

Các nhà nghiên cứu ứng dụng đã phát hiện ra một số ứng dụng làm đẹp đang vi phạm bản quyền. Họ lấy danh nghĩa tải về sử dụng miễn phí để thu thập dữ liệu người dùng. Hoặc, các ứng dụng này dẫn người dùng đến các trang web lừa đảo, khiêu dâm… để lấy tiền quảng cáo từ bên thứ 3. Thậm chí, các dữ liệu của người dùng bị thu thập cũng sẽ bị bán cho các công ty khác để tăng doanh thu. Dưới đây là những danh sách ứng dụng làm đẹp bị tố cáo là quét dữ liệu của người dùng trái phép bạn nên biết. 

Nếu đang cài đặt những ứng dụng làm đẹp này, bạn nên dỡ bỏ ngay. Đồng thời, hãy thay đổi toàn bộ mật khẩu của các tài khoản đăng nhập trên điện thoại. Điều này giúp bảo vệ dữ liệu của bạn tránh bị kẻ xấu lợi dụng. 

Ứng dụng làm đẹp B612 thu thập dữ liệu người dùng

Ứng dụng làm đẹp B612 thu thập dữ liệu người dùng

Hàng loạt các ứng dụng làm đẹp bị phát hiện thu thập quá nhiều dữ liệu người dùng vượt mức cho phép và nghi ngờ chứa mã độc. Trong đó có cả ứng dụng B612 phổ biến. Trong danh sách này, có những ứng dụng có lượt tải về rất cao. Tính từ tháng 12/2019. Ứng dụng B612 – Beauty & Filter Camera là ứng dụng phổ biến nhất trong danh sách với 500 triệu lượt tải.

Ứng dụng BeautyPlus – Easy Photo Editor & Selfie Camera do Meit Limited phát triển. Với hơn 300 triệu lượt, đứng đầu bảng xếp hạng phần mềm chỉnh sửa ảnh trên Google Play Store. Ứng dụng này đã lừa người dùng gửi ảnh về máy chủ tại Trung Quốc bằng cách chuyển hướng trang web. Sau đó bán dữ liệu ảnh đó cho các đối tác quảng cáo để kiếm lời. Ứng dụng “Beauty Makeup, Selfie Camera Effect, Photo Editor” do Lyrebird Studio phát triển với 5 triệu lượt tải. Nó dụ người dùng truy cập các trang web lừa đảo, cài mã độc thu thập dữ liệu bằng những ảnh 18+.

Hơn 30 ứng dụng làm đẹp khác cũng có hành động tương tự

Không phủ nhận nhu cầu sử dụng các ứng dụng camera làm đẹp của mọi người, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, mới đây, hàng loạt các ứng dụng camera làm đẹp đã được phát hiện là có chứa mã độc. Cũng như nó thu thập dữ liệu của người dùng và gửi về các máy chủ Trung Quốc. Cybernews đã đưa ra danh sách 30 ứng dụng và cá biệt. Trong số đó, bao gồm cả ứng dụng B612 hiện đang cực kỳ phổ biến và được nhiều người dùng sử dụng. Không chỉ ở Việt Nam mà cả ở nhiều quốc gia khác.

Sforum – Trang thông tin công nghệ mới nhất cho biết, ứng dụng B612 và nhiều ứng dụng camera phổ biến bị nghi ngờ thập dữ liệu cá nhân. Và lây lan malware. Cả 30 ứng dụng này hầu hết đều là các ứng dụng camera làm đẹp. Qua phân tích của Cybernews, chúng ta có thể lưu ý một số điểm như sau:

Hơn một nửa (16) ứng dụng này có trụ sở. Và chuyển dữ liệu thu thập được về Hồng Kông hoặc Trung Quốc. Một ứng dụng không yêu cầu quyền sử dụng máy ảnh của bạn. Nhưng bật camera trên mọi phương diện – mà không có sự cho phép. Ba nhà phát triển dường như riêng biệt, nhưng lại được điều hành bởi cùng một nhóm, kết nối với các ứng dụng có chứa một Trojan phân tán rộng rãi.

Hơn 30 ứng dụng làm đẹp khác cũng có hành động tương tự

Dữ liệu của người dùng sẽ bị bán đi

Nhà phát triển ứng dụng được xếp hạng hàng đầu – Meitu, với hơn 300 triệu lượt cài đặt. Họ có các ứng dụng được xác định là phần mềm độc hại, vi phạm chính sách quảng cáo của Google. Và ứng dụng bí mật thu thập dữ liệu của người dùng. Một ứng dụng đính kèm các ứng dụng độc hại. Một ứng dụng gửi ảnh của người dùng đến website khiêu dâm. Sau đó nó chuyển hướng họ đến các trang web lừa đảo. Thu thập các quyền không cần thiết như: ghi âm, sử dụng GPS. Và xem trạng thái điện thoại của người dùng .

Một ứng dụng đã yêu cầu tổng cộng 40 quyền truy cập vào smartphone. Theo Cybernews, với các dữ liệu mà các ứng dụng này thu thập được thông qua các hành vi không rõ ràng. Yêu cầu các quyền hạn truy cập đặc biệt. Các công ty đứng sau những ứng dụng này có thể kiếm được bội tiền nhờ việc bán dữ liệu cho các bên thứ 3. Sau đó nó mang lại cả lợi ích cho các công ty quảng cáo. Chỉ với 1000 người dùng, nhà phát triển ứng dụng có thể nhận được 4 USD/tháng . Nếu họ có 1 triệu người dùng hoạt động, họ có thể nhận được 4000 USD/tháng.

Danh sách cụ thể những ứng dụng bị tố cáo

Dưới đây là danh sách 30 ứng dụng do Cybernews liệt kê:

Danh sách cụ thể những ứng dụng bị tố cáo

Danh sách cụ thể những ứng dụng bị tố cáo

Danh sách cụ thể những ứng dụng bị tố cáo

Theo gợi ý của Cybernews, người dùng không nên cài đặt các ứng dụng này nếu không quá cần thiệt. Mục đích chính là để tránh bị thu thập dữ liệu cá nhân. Nếu đã lỡ cài đặt các ứng dụng camera làm đẹp nói trên và để an tâm hơn khi sử dụng điện thoại, bạn có thể gỡ cài. Và bạn nên tìm những ứng dụng thay thế khác.

Nguồn: Cellphones.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *