sức khỏe
Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Loại bỏ các nguy cơ gây bệnh thủy đậu cho cả gia đình

8 phút, 5 giây để đọc.

Bệnh thủy đậu thường gặp ở trẻ em. Người lớn không mắc bệnh khi tiếp xúc với người bệnh cũng bị lây nhiễm và bệnh nặng hơn trẻ em, đây có thể là nguồn lây bệnh cho trẻ em trong nhà. Bệnh thường xảy ra lẻ tẻ quanh năm, nhưng xuất hiện nhiều hơn từ tháng 1 đến tháng 6. Khoảng 70% các trường hợp trong năm được phát hiện trong những tháng này. Bệnh thủy đậu xuất hiện 10-14 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh. Bệnh khởi phát thường đột ngột với các triệu chứng nổi mụn nước ở mặt, tứ chi và thân mình. Các mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12-24 giờ có thể nổi khắp người. 

Đây là căn bệnh khá nguy hiểm đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Các biến chứng của bệnh có khả năng khiến trẻ trở nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chức năng sau này của các cơ quan nội tạng. Đặc biệt còn để lại sẹo ảnh hưởng tới thẩm mĩ. Hãy cùng chúng tôi bỏ túi những phương pháp phòng bệnh một cách hiệu quả cho cả gia đình nhé!

Triệu chứng khi bị thủy đậu

Triệu chứng khi trẻ bị thủy đậu

  • Thời kỳ ủ bệnh: Từ 10- 21 ngày, trung bình 14- 17 ngày. Thời kỳ này hoàn toàn yên lặng, không có triệu chứng.
  • Thời kỳ khởi phát: Người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước. Một số trường hợp trẻ có thể không sốt. Trong giai đoạn này ở một số bệnh nhân có ban, kích thước nhỏ, màu hồng, nổi trên mặt da, có thể có ngứa. Thời kỳ này kéo dài 24- 48 giờ.
  • Thời kỳ toàn phát: Trong thời kỳ này sốt có xu hướng thuyên giảm, ở một số bệnh nhân có tình trang sốt cao và tình trạng nhiễm độc. Biểu hiện đặc trưng của thời kỳ này là xuất hiện ban phỏng nước, khởi đầu là những nốt đỏ, nổi lên mặt da, sau vài giờ các nốt phỏng to dần có dịch trong, các nốt phỏng vỡ để lại vết loét trợt nông trên da, sau đó khô đóng vẩy. Ban thủy đậu có thể xuất hiện ở da và niêm mạc như: miệng, má , hậu môn… Thời kỳ này kéo dài khoảng 5- 7 ngày.
  • Thời kỳ  hồi phục: Sau khi vẩy khô và bong, nếu không có bội nhiễm người bệnh hồi phục nhanh chóng, các nốt vẩy bong liền da không đẻ lại sẹo.

Biến chứng của thủy đậu

  • Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.
  • Viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị.
  • Viêm não do thủy đậu cũng xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, kích thích, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, chậm phát triển, động kinh v.v…
  • Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.

Chăm sóc khi bị thủy đậu

  • Vì là bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng nên khi trẻ bị thủy đậu, việc đầu tiên là các bậc cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn.
  • Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
  • Mặc quần áo vải mềm, rộng, nhẹ, mỏng, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng.

Chăm sóc khi bị thủy đậu

  • Khi cần tiếp xúc người bệnh thủy đậu thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.
  • Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.
  • Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, cốc, chén, bát, đũa.
  • Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm sạch.

Đối với trẻ em

  • Nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay và bàn tay trẻ sạch sẽ hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.
  • Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.
  • Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.
  • Trường hợp sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh.
  • Nếu trẻ có các triệu chứng khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ nên đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

Phòng bệnh thủy đậu như thế nào?

Dinh dưỡng – Bệnh thủy đậu ở trẻ em

Cần tây rửa sạch, cắt khúc, cà rốt gọt vỏ, cắt lát. Mộc nhĩ ngâm nước, rửa sạch, thái miếng to vừa ăn.

Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ ăn đủ chất, uống nhiều nước. Cho trẻ ăn những thức ăn bổ dưỡng, dễ tiêu để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ăn nhiều rau quả giúp dễ tiêu hóa. Uống nhiều nước (nước nấu sôi để nguội, nước trái cây, nước cháo, nước canh) giúp da thải độc và đưa chất dinh dưỡng đến da. Lưu ý tránh những thức ăn có thể gây kích thích hoặc gây ngứa cho trẻ. Hạn chế những thức ăn uống ngọt chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt. Tốt nhất loại bỏ các thức ăn có thể gây dị ứng ngứa da như trứng, hải sản. Tránh các chất kích thích như gia vị, trà, cà phê.

Tiêm chủng phòng bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu ở trẻ em lây lan sớm, độ lây lan cao nên chủng ngừa bằng vắc-xin. Là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh và giảm độ nặng của bệnh. Vắc-xin được dùng tiêm ngừa cho người khỏe mạnh. Chưa mắc bệnh trái rạ, từ 12 tháng tuổi trở đi. Liều tiêm ngừa chia làm hai nhóm tuổi: từ 12 tháng đến 12 tuổi chích một liều duy nhất. Đối với trẻ từ 13 tuổi trở đi chích 2 liều, khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 6 tuần. Lưu ý sau chủng ngừa không uống aspirin trong ít nhất 6 tuần. Tiêm ngừa nên thực hiện trước khi mùa bệnh xảy ra. tTêm sau khi tiếp xúc với người bệnh đôi khi vẫn có thể mắc bệnh do đã bị nhiễm bệnh mà vắc-xin chưa kịp có tác dụng.

Cách ly với nguồn bệnh

Trong khi dịch bệnh có mặt ở khắp nơi thì cách ly với nguồn bệnh là một biện pháp an toàn giúp ngăn chặn lây lan. Không nên đưa trẻ đến những nơi có nguồn bệnh hoặc nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện. Không nên đến những chỗ đông người như bến xe, bến tàu. Trong trường hợp bắt buộc phải đến những nơi kể trên cần đeo khẩu trang y tế. Vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau đó. Ngoài ra, bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Nâng cao sức đề kháng, vệ sinh cơ thể, giữ tay sạch sẽ, tránh nguồn lây bệnh.

Cách ly với nguồn bệnh

Bố mẹ cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch cho bé bằng cách. Cho bé sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp nâng cao sức đề kháng và hệ thống miễn dịch. Ưu điểm Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu. Thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng. Nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu. Khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.

Nguồn: Sannhilaocai.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *