Bạn có biết vì sao trẻ bị thừa cân, béo phì?
Dinh dưỡng Sức Khỏe

Kinh nghiệm dinh dưỡng để ngăn tình trạng béo phì ở trẻ

5 phút, 45 giây để đọc.

Có thể bạn cũng đã biết số lượng trẻ em mắc bệnh béo phì tiếp tục tăng trong hai thập kỷ qua. Béo phì trong thời kỳ bé đang phát triển sẽ có nguy cơ gây ra những nguy cơ sức khỏe trước mắt và tương lai. Cha mẹ và giáo viên có thể giúp trẻ duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giúp trẻ phát triển thói quen ăn uống lành mạnh và hạn chế những cám dỗ giàu calo. Bạn cũng muốn giúp trẻ hoạt động thể chất, giảm thời gian sử dụng thiết bị và ngủ đủ giấc. Mục tiêu của trẻ em bị thừa cân là giảm tốc độ tăng cân trong khi vẫn cho phép trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường.

Một số cách hiện đang được nhiều cha mẹ áp dụng như: Giảm lượng đồ ăn vặt nhiều chất béo và nhiều đường hoặc mặn có thể giúp con bạn phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Bạn thường chỉ cho phép con bạn ăn những loại thực phẩm bạn muốn hiếm khi để chúng thực sự được yêu thích! Nhưng bạn nhớ rằng KHÔNG nên cho trẻ ăn kiêng giảm cân mà không có sự tư vấn của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Liệu như thế có đem lại hiệu quả cho trẻ bị béo phì không?

Bạn có biết vì sao trẻ bị thừa cân, béo phì?

Kinh nghiệm dinh dưỡng để ngăn tình trạng béo phì ở trẻ

Trẻ thừa cân, béo phì thường có chỉ số thông minh thấp hơn trẻ có cân nặng bình thường. Béo phì ở trẻ em nếu không phòng và điều trị sớm sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Béo phì ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Bên cạnh việc tập luyện, thể dục thể thao hàng ngày thì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và dự phòng béo phì.

Thừa cân là tình trạng cân nặng cơ thể quá mức so với cân nặng chuẩn tương ứng với chiều cao. Béo phì là một tình trạng tăng cân không do phát triển cơ bắp mà do tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể. Trẻ bị thừa cân, béo phì do ăn quá nhiều năng lượng: chất ngọt, chất béo, tinh bột, ăn nhiều đồ xào rán, thức ăn chế biến sẵn….; có thói quen ăn uống không tốt như ăn nhanh, không nhai kỹ thức ăn, ăn nhiều, hay ăn vặt, ăn vào bữa tối muộn, ăn nhiều vào bữa tối, không ăn rau xanh, không ăn bữa sáng…; ít vận động, tập thể dục thể thao, thường xuyên xem tivi, điện thoại, chơi điện tử, đọc truyện…; ngủ đêm ít, ngủ ngày nhiều…

Tổng hợp những tác hại của béo phì ở trẻ

Tổng hợp những tác hại của béo phì ở trẻ

Bệnh béo phì làm cơ thể mất cân đối, nặng nề, chậm chạp, đi lại khó khăn, trẻ dễ mắc bệnh trầm cảm, tự ti, khó hòa nhập cộng đồng… Người béo phì thường đi kèm với cholesterol cao, gây xơ hóa lòng mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ở người béo phì tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể và lâu dài gây quá tải cho tim do đó ở người béo phì dễ mắc các bệnh về tim mạch.

Người bệnh béo phì cũng dễ mắc bệnh tiểu đường, các bệnh về đường tiêu hóa. Ví dụ như: gan thoái hóa, rối loạn chuyển hóa mỡ sinh ra sỏi mật. Người béo phì thường bị rối loạn nhịp thở, ngáy, khó thở khi gắng sức, ngừng thở khi ngủ, béo phì càng nặng rối loạn nhịp thở càng nhiều. Người thừa cân, béo phì dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương, cong xương đùi, đau nhức triền miên do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp, dễ mắc bệnh gút….

Chia sẻ chế độ dinh dưỡng cho người bệnh béo phì

Chia sẻ chế độ dinh dưỡng cho người bệnh béo phì

Điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp các hoạt động thể lực là cách điều trị béo phì tốt nhất. Nên ăn theo thực đơn dinh dưỡng của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Ăn thịt nạc, cá, thịt da cầm bỏ da, tôm, đậu phụ… Nếu uống sữa nên uống sữa không đường. Trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường. Bữa sáng nên ăn nhiều để tránh trẻ ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối. Nên ăn nhiều rau xanh, quả chín ít ngọt.

Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thực phẩm cơ bản giàu chất xơ. Khi chế biến thức ăn hạn chế các món xào, rán, nên ăn các món luộc, hấp. Nên ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói. Vì nếu quá đói trẻ sẽ ăn nhiều các bữa sau sẽ gây tích lũy mỡ nhanh hơn. Nhai kỹ và chậm khi ăn. Kết hợp khẩu phần ăn ít chất béo, uống nhiều nước lọc và ăn vừa đủ không quá no.

Bên cạnh việc cải thiện chế độ dinh dưỡng thì các hoạt động thể lực; cũng là một trong những yếu tố góp phần giảm cân và hạn chế thừa cân, béo phì. Cần khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ tham gia các trò chơi vận động. Ví dụ như nhảy dây, đá bóng, cầu lông, bơi lội, đi bộ, leo cầu thang… Khuyến khích trẻ đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường. Thay vì đưa đón, làm việc nhà như dọn dẹp, lau chùi nhà cửa… Không cho trẻ xem tivi quá nhiều, cũng không nên bắt trẻ ngồi học nhiều.

Một số lưu ý trong ăn uống

Một số lưu ý trong ăn uống

Không uống các loại nước ngọt có gas. Hạn chế các loại bánh kẹo ngọt, kem, mứt, chocolate, sữa đặc có đường… Không dự trữ các loại thức ăn giàu năng lượng bơ, phomat, bánh kẹo, nước ngọt trong nhà… Không ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ. Lưu ý: Trẻ dưới 12 tuổi không dùng thuốc giảm béo.

Mách bạn những cách phòng béo phì ở trẻ

Đối với trẻ nhỏ chủ yếu nuôi bằng sữa mẹ; bú sữa mẹ ít có nguy cơ béo phì hơn sữa bò. Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý. Bạn nên tạo cho trẻ thói quen ăn rau từ nhỏ, không cho trẻ ăn quả ngọt, uống nước ngọt… Đối với trẻ lớn giáo dục cho trẻ lối sống lành mạnh; ăn uống hợp lý, năng vận động, luyện tập thể dục, thể thao. Thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ; để có thể can thiệp kịp thời, tránh béo phì.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *