Từ cuối thế kỷ 19, các ngày lễ quốc gia ở Vương quốc Anh được gọi chung bằng một cái tên khá lạ: Bank Holiday – cái tên xuất phát từ việc các ngân hàng đóng cửa nghỉ lễ. Ngoài các ngân hàng, hầu hết các cơ quan nhà nước và tư nhân khác cũng đóng cửa, các con đường tấp nập dòng người là gia đình đi nghỉ mát, thăm hỏi nhau. Có một đạo luật gọi là Đạo luật Ngày lễ Ngân hàng 1871 liệt kê các ngày lễ quốc gia, được sửa đổi và bổ sung vào năm 1971.
Các ngày lễ quốc gia ở Vương quốc Anh ngày nay bao gồm: Ngày đầu năm mới, Thứ sáu Tuần thánh, Thứ hai Phục sinh, Ngày lễ Ngân hàng tháng Năm, Ngày lễ Ngân hàng mùa xuân, Ngày lễ mùa hè Bank Holiday, Christmas, Boxing Day – trong số này có những lễ hội quen thuộc trên toàn thế giới, có những ngày lễ tôn giáo, và cũng có những ngày lễ đơn giản, là thời gian nghỉ ngơi. Có ý kiến ở Anh thậm chí còn yêu cầu đặt thêm các ngày Lễ Ngân hàng giữa các kỳ… lâu rồi không nghĩ. Vậy, hãy cùng chúng tôi khám phá những nét thú vị và những lễ hội truyền thống và hiện đại nổi bật nhất vương quốc Anh nhé
Lăn pho mát ở Vương quốc Anh
Lễ hội lăn pho mát là một lễ hội nổi tiếng ở Anh được tổ chức vào kì nghỉ Spring Bạnk (1/5 hoặc 2/5) ở khu vực đồi Cooper gần Gloucester thuộc vùng Cotswolds nước Anh. Đó là một lễ hội truyền thống của những người dân tại một làng địa phương Brockworth nhưng cho đến ngày nay, lễ hội này đã được mọi người trên thế giới tham gia. Theo quy định của lễ hội nổi tiếng ở Anh này, có khoảng 20 quý ông đuổi theo một chiếc pho mát bằng cách lăn xuống vách núi hoặc nhào lộn cho đến khi nhặt được miếng phó mát. Người nhặt được miếng phó mát nhanh nhất sẽ được tặng quà của người tổ chức.
Ngày lễ bánh ngọt ở Vương quốc Anh
Lễ hội bánh ngọt nổi tiếng ở Anh được tổ chức vào ngày Thứ ba xưng tội, là ngày trước lễ ăn chay Lent. Lent là lễ của đạo cơ đốc có từ thế kỉ thứ 4 kéo dài 40 ngày và thường đó là giai đoạn người ta ăn chạy và ép xác tiết dục. Thường mọi người ăn thả phanh và vui chơi xả láng vào ngày trước khi lễ Lent bắt đầu. Thứ ba xưng tội thường được gọi là ngày lễ bánh ngọt bởi những đồ béo bị cấm trong dịp lễ Lent phải được mang ra tiêu thụ cho hết. Mọi người lấy hết trứng và những thực phẩm ăn uống hàng ngày còn lại trong bếp để làm thành những chiếc bánh ngọt ngon lành.
Chỉ có phụ nữ mới được phép tham gia vào lễ hội nổi tiếng ở Anh này. Các chị phải chạy theo một đường đã được định trước. Tay cầm chảo rán và điểm đích là nhà thờ. Trong chiếc chảo rán các chị cầm trong tay có một chiếc bánh ngọt nóng. Mà các chị phải tung được nó lên ít nhất là ba lần trước khi kết thúc vòng đua. Người phụ nữ đầu tiên kết thúc đường đua và đến nhà thờ đầu tiên với chiếc bánh ngọt được cho là người thắng cuộc. Chị sẽ phải mời người đánh chuông của nhà thờ ăn bánh ngọt và người đánh chuông phải thưởng cho chị một nụ hôn được gọi là nụ hôn hòa bình “Kiss of peace”. Cuộc đua này vẫn được tổ chức ở Anh và ở một vài thành phố khác.
Lễ hội hoa ở Vương quốc Anh
Lễ hội hoa Chelsea là triển lãm hoa, thiết kế sân vườn lớn nhất được Hội trồng tỉa hoàng gia Anh tổ chức vào tháng 5 hàng năm và kéo dài 5 ngày. Đây được coi là lễ hội nổi tiếng ở Anh có quy mô rộng lớn nhất ở Anh. Và là lễ hội nhà vườn lớn nhất thế giới. Đây cũng là dịp để các nghệ nhân giới thiệu nhiều giống hoa mới cũng như các phong cách thiết kế sân vườn đầy sáng tạo.
Lễ hội Egremont Crab ở Vương quốc Anh
Lễ hội Egremont Crab – ( Cuộc thi “mặt méo, mặt xấu, mặt kì cục” ). Một trong những lễ hội nổi tiếng ở Anh bắt đầu diễn ra vào thế kỉ thứ 13. Khi lãnh chúa Manor ra lệnh phát những quả táo dại cho nhân dân. Cho đến ngày nay, lễ hội nổi tiếng ở Anh này gồm những đoàn diễu hành xe chở táo. Sẽ ném những quả táo vào đám đông. Có rất nhiều những sự kiện truyền thống khác diễn ra trong lễ hội này. Như leo cột mỡ, thi hút tẩu, thi đấu vật, biểu diễn tài năng. Tuy nhiên phần hấp dẫn nhất và lạ nhất mà mọi người chú ý đến. Đó là cuộc thi “mặt xấu, mặt méo mó, mặt kì cục” hay còn gọi là Gurning.
Gurning là một kĩ năng tạo kiểu mặt như cao su là một điều kì lạ và chỉ có ở nước Anh. Những thí sinh của cuộc thi tròng đầu qua một cái vòng cổ ngựa. Và họ cố gắng tạo ra những khuôn mặt xấu nhất, kì cục nhất, méo nhất. Cho dù là những người cao tuổi cũng bị thu hút bởi lễ hội này. Có rất nhiều kĩ năng được dùng tới nhưng có lẽ việc uống nhiều bia là cách tốt nhất. Những người chiến thắng sẽ được tuyên dương và được đăng trên bản tin quốc gia.
Chào đón năm mới
Người ta tổ chức ăn mừng năm mới từ chiều tối ngày 31 tháng 12 sang đến ngày 1 tháng 1. Đúng nửa đêm theo đồng hồ Big Ben, chuông tại Tháp Đồng hồ sẽ ngân lên. Và tất cả mọi người cùng hát bài hát Auld Lang Syne. Hàng trăm ngàn người tụ tập để xem trình diễn pháo hoa hoành tráng tại những điểm nổi tiếng như London Eye.
Năm mới không chỉ được đón mừng bằng những bữa tiệc và pháo hoa. Mà một phần khác không kém quan trọng là những cuộc diễu hành hoành tráng. Trên những con đường lớn và kết thúc tại quảng trường Berkeley. Ở nhiều vùng ven biển người ta mặc những bộ trang phục bắt mắt. Và cùng nhau ùa xuống biển lạnh cóng để ăn mừng. Tuy nhiên, với một số người khác thì dịp năm mới này là lúc để họ “hồi phục”. Sau kỳ lễ Giáng sinh dài trước khi quay lại với công việc.
Tại Anh, cụ thể là vùng phía bắc, cũng có truyền thống tương tự như xông đất đầu năm của Việt Nam. Người ta tin rằng vị khách nam đầu tiên bước vào nhà ngày đầu năm sẽ mang đến may mắn. Ngược lại, phụ nữ tóc vàng hay tóc đỏ không nên là người đầu tiên đến nhà người khác. Bởi họ sẽ đem đến xui xẻo. Vị khách đầu tiên thường mang theo tiền, bánh mì hay than củi. Bởi đây được coi là những món quà đem lại thịnh vượng cho người nhận.
Lễ hội Guy Fawkes Night ở Anh
Guy Fawkes Night (hay còn gọi là đêm lửa trại) là lễ hội nổi tiếng ở Anh. Được tổ chức vào 5/10 ở nước Anh và một số nơi khác của khối thịnh vượng chung, là một lễ kỉ niệm khá kì bí. Trong suốt buổi lễ, người ta sẽ đốt cháy hình nộm Fawkes và kèm với việc bán pháo hoa. Từ “guy” có nghĩa là đàn ông có nguồn gốc từ tên này.
Nguồn: Gvietnam19.com