Toàn ngành du lịch hy vọng sẽ phục hồi trong dịp nghỉ lễ 30/4/15 sắp tới. Đây là sự kiện khiến lượng khách đặt tour đoàn, khách sạn tăng đột biến trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, tại các nước láng giềng tiếp giáp với nước ta, diễn biến dịch bệnh phức tạp và các biến thể mới, nguy hiểm hơn của virus SARS-CoV-2 đã khiến ngành du lịch phải thận trọng hơn trong các kế hoạch của mình.
Ngoài việc tiếp tục mang đến hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, ngành du lịch cũng phải chuẩn bị cho dịch Covid-19 ngày càng phức tạp và khó lường. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại một số quốc gia lân cận, ngoài việc tiếp tục nuôi hy vọng, ngành du lịch cũng phải chuẩn bị phương án ứng phó trước tác động của đại dịch này.
Ảnh hưởng của dịch Covid đến ngành du lịch
Cả ngành du lịch đang tràn trề hy vọng hồi phục trong dịp lễ 30/4 – 1/5 sắp tới khi lượng khách đặt tour, khách sạn… tăng đột biến những ngày qua. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh phức tạp trở lại tại các nước lân cận có chung đường biên giới với nước ta. Cùng với biến thể virus SARS-CoV-2 mới, nguy hiểm hơn, đang đặt cả ngành vào tâm lý thận trọng. Nhìn lại tác động của dịch Covid-19 đối với du lịch Việt Nam có thể thấy khi dịch xảy ra; lệnh cấm và hạn chế đi lại đã được áp dụng cho tất cả các điểm du lịch. Các hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và giao thông hầu hết bị hoãn lại do lệnh đóng cửa trên toàn quốc.
Ngoài ra, ngành Hàng không cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Khi hàng loạt các chuyến bay nội địa và quốc tế đến và đi từ Việt Nam đều bị hủy. Lượng khách quốc tế chỉ có vào thời điểm tháng 1 và 2, từ tháng 3 hầu như không có khách. Khách du lịch nội địa cũng giảm mạnh. Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh và Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội. Doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn. Khiến không ít nhân viên ngành Du lịch mất việc làm giảm. Thậm chí không có thu nhập…
Biến động doanh thu ngành du lịch
Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2020 giảm mạnh. Chỉ đạt gần 450.000 lượt khách. Giảm 68,1% so với cùng kỳ năm 2019. Và giảm 63,8% so với tháng 2. Tổng lượt khách của cả quý I/2020 đạt 3,7 triệu lượt khách. Giảm hơn 18% so cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong kỳ ước đạt 126.200 tỷ đồng. Tương đương 10% tổng doanh thu hoạt động thương mại, dịch vụ của cả nước. Giảm 9,6% so với quý I/2019, doanh thu du lịch lữ hành quý I/2020 ước đạt 7.800 tỷ đồng. Chiếm 0,6% tổng mức và giảm 27,8%.
Dự kiến phục vụ hơn 4.000 lượt khách trong dịp lễ 30/4 – 1/5 tới và đã bán hết số chỗ từ cuối tháng trước, một doanh nghiệp lữ hành chia sẻ, hiện du khách dù có tâm lý e ngại với diễn biến dịch bệnh nhưng vẫn chưa hoãn, hủy tour. Thêm vào đó, trải qua nhiều lần ứng phó với dịch COVID-19, họ ít nhiều cũng đã có kinh nghiệm xử lý. “Nếu giả sử trong quá trình đi du lịch có tình huống bất ngờ xảy ra thì cần phải có có sự phối hợp rất tốt giữa công ty, hướng dẫn viên và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch địa phương. Quan trọng nhất là luôn luôn duy trì cảnh giác cao độ trong quá trình đi du lịch”, ông Phùng Quang Thắng, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoi Tourist, cho biết.
Các tỉnh thành phố lớn đã huỷ bắn pháo hoa
“Các hoạt động quảng bá điểm đến đã mở rộng ra rất nhiều nơi. Để mở rộng không gian và kéo giãn mất độ du khách. Tránh việc du khách chỉ tập trung ở Cát Bà, Đồ Sơn. Đồng thời đề nghị các công ty du lịch không nên tập trung khai thác vào một điểm. Các công ty nên ây dựng thêm các chương trình, điểm đến mới”; ông Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hải Phòng, chia sẻ.
Hiện các địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh… đã hủy bắn pháo hoa trong dịp lễ sắp tới và nâng mức cảnh báo dịch bệnh. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố, yêu cầu xem xét hạn chế các sự kiện, hoạt động tập trung đông người không cần thiết. Các hoạt động thiết yếu (cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, xăng dầu, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh) vẫn được hoạt động nhưng cần tuân theo các quy định về ngừa bệnh.
Tình hình ngành du lịch ở một số tỉnh trước đại dịch Covid
Phú Quốc là điểm đến thu hút lượng đặt chỗ cực lớn trong dịp nghỉ lễ sắp tới. Dự kiến, thành phố biển này sẽ đón 40.000 – 50.000 lượt du khách trong 4 ngày nghỉ lễ. Theo UBND thành phố, vì là địa điểm rất gần với đường biên giới trên biển với một số nước lân cận. Nên Phú Quốc phải kiểm soát rất chặt chẽ. Tránh tình trạng nhập cảnh trái phép. Bên cạnh đó, công tác kê khai y tế với du khách cũng được chú trọng.
“Khách đi đường hàng không thì phải thực hiện kê khai y tế theo quy định. Tuy nhiên khi khách đến Phú Quốc, các khu nghỉ dưỡng, khách du lịch vẫn phải kê khai y tế trước khi nhận phòng. Khách đi tàu phà, tàu cao tốc đến Phú Quốc cũng phải kê khai y tế. Lực lượng biên phòng phải kiểm soát chặt chẽ”. Ông Huỳnh Quang Hưng, Chủ tịch UBND TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nhấn mạnh.
Còn với TP Hải Phòng, đến thời điểm này, tất cả các khách sạn tại hai điểm du lịch nổi tiếng là Cát Bà và Đồ Sơn đều đã kín phòng. Tuy nhiên, thành phố cũng yêu cầu các doanh nghiệp chia nhỏ nhóm khách, không chỉ tập trung ở hai địa điểm này. “Các hoạt động quảng bá điểm đến đã mở rộng ra rất nhiều nơi để mở rộng không gian và kéo giãn mất độ du khách. Tránh việc du khách chỉ tập trung ở Cát Bà, Đồ Sơn.
Nguồn: Cafef.vn