Giếng trời là giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật và mỹ thuật
Đời Sống Không Gian Đẹp

Giếng trời giúp trao đổi khí và tạo điểm nhấn cho không gian ngôi nhà bạn

4 phút, 20 giây để đọc.

Giếng trời trong công trình được coi là một trong những giải pháp kỹ thuật và mỹ thuật trong ngôi nhà của bạn. Nó không chỉ có tác dụng hiệu quả khi trao đổi khí mà còn tạo điểm sáng cho ngôi nhà của bạn. Trong những ngôi nhà nhỏ, việc đưa ánh sáng tự nhiên vào không gian trong nhà được coi là điều cần thiết. Giếng trời được coi là giải pháp kỹ thuật tốt nhất để cung cấp ánh sáng cho các ngôi nhà.

Nhờ có giếng trời mà không gian bên trong ngôi nhà trở nên thông thoáng và mát mẻ hơn. Và gia chủ cũng có thể tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ của hệ thống chiếu sáng và điều hòa. Một trong những tác dụng không thể thiếu của giếng trời là làm đẹp cho không gian. Ngôi nhà có giếng trời sẽ tạo thêm sự thông thoáng, thư thái cho ngôi nhà, vừa có giá trị thẩm mỹ. Sau đây, một số kinh nghiệm thiết kế giếng trời đẹp chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn.

Đặc điểm của giếng trời

Giếng trời là giải pháp kiến trúc giúp lấy ánh sáng, tạo sự thông thoáng cho căn nhà. Nó cũng có thể trở thành điểm nhấn, không gian đặc biệt cho ngôi nhà nếu được chú trọng trong quá trình thiết kế thi công. Trong thiết kế không gian nội thất, giếng trời là nơi tuyệt vời để đưa thiên nhiên vào tổ ấm của mình. Không giống như các loại kiến trúc thông thường khác; giếng trời là tinh hoa của căn nhà, là nơi giao lưu giữa thiên nhiên và con người.

Giúp ngôi nhà trở nên trong lành thoáng đãng và dễ chịu hơn

Giếng trời được hiểu một cách đơn giản thì nó chính là một khoảng không gian từ mái thông xuống tầng trệt. Theo hướng thẳng đứng có thể có hoặc không trong ngôi nhà. Nó là một hình ảnh, một bộ phận không thể thiếu trong kiến trúc hiện đại. Đặc biệt là những ngôi nhà chật hẹp và không có nhiều mặt thoáng. Được cấu tạo gồm có 3 phần cơ bản bao gồm có:

  • Đáy giếng: Phần dưới cùng được sử dụng trang trí, làm tiểu cảnh, bố trí cây hoa, hòn non bộ cùng với không gian tiếp khách hoặc làm phòng ăn cho gia chủ.
  • Thân giếng: Có chức năng chiếu sáng cho các tầng trên.
  • Đỉnh giếng: Chiếu sáng và thông gió có mái kính và hệ khung mái.

Tác dụng của giếng trời

Những lưu ý quan trọng khi xây giếng trời trong nhà

Việc thiết kế giếng trời giúp mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với ngôi nhà của bạn, điển hình như:

  • Lấy ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà: Với những mẫu thiết kế nhà phố nhỏ hẹp, nằm trong ngõ bị thiếu sáng. Nên làm giếng để lấy ánh sáng và giúp ngôi nhà không bị ẩm thấp, hầm bí.
  • Thoáng khí: Giếng trời giúp không khí trong nhà được lưu thông, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Mang tới không gian sống thoáng đãng, thư giãn cho gia chủ.
  • Tạo điểm nhấn cho ngôi nhà: Một khoảng không gian nhỏ xinh được chăm chút ở ngay giữa nhà. Sẽ là điểm nhấn độc đáo và thu hút, tăng tính thẩm mỹ, sự tinh tế. Cũng như phô bày được phong cách của gia chủ.

Cần thiết kế đúng vị trí

Để có giếng trời phát huy tối đa công năng trong nhà thì chúng cần được đặt đúng vị trí. Có diện tích thiết kế phù hợp với tổng diện tích ngôi nhà hoặc trang trí; thiết kế hợp phong thủy, đẹp mắt. Tốt nhất bạn nên đặt ở giữa nhà để ánh sáng được tỏa đều khắp nhà. Vị trí ở giữa cũng là khoảng không gây ấn tượng nhất. Là cách để tạo sự chú ý và thu hút nhất với khách ghi ghé thăm nhà.

Giếng trời mang đến nguồn ánh sáng tự nhiên cho không gian

Tuy nhiên cũng nên cân đối với diện tích thiết kế các phòng cho phù hợp. Để tối ưu công năng và diện tích sử dụng; tránh gây hỏng nội thất và đồ dùng trong nhà. Bên cạnh đó, có thể tùy theo tuổi, mệnh của gia chủ để đặt giếng trời ở hướng Đông, Tây, Nam hay Bắc.

Cân đối diện tích xây giếng trời

Diện tích xây giếng trời phải cân đối với tổng diện tích ngôi nhà để không bị thiếu sáng. Nhưng cũng không chiếm quá nhiều diện tích khiến các không gian khác bị thu hẹp hoặc gây quá sáng. Nếu không có chuyên môn và kinh nghiệm bạn nên thuê thiết kế kiến trúc để được tư vấn và lên phương án bố trí phù hợp.

Để có một mẫu giếng trời đẹp trong nhà, bạn cần trang trí thêm phần đỉnh giếng cũng như đáy giếng, thân giếng. Có thể làm mái kính, hoa sắt để bảo vệ và hút gió ở đỉnh. Phần tường trên thân giếng có thể ốp gạch, đá trang trí theo sở thích. Phần đáy giếng có thể bố trí vườn cây mini, trồng cây cảnh, rải gạch sỏi hoặc thiết kế bể cá, hồ sen nhân tạo…

Nguồn: Laodong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *