Dòng tiền lại đổ vào thị trường chứng khoán
Chứng Khoán Đầu Tư Thị Trường

Dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán khi mà BĐS bị quay lưng

6 phút, 55 giây để đọc.

Tuần trước, khi tin tốt tiếp tục lan truyền, cổ phiếu tiền tệ tăng vọt. Trong khi dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán, thì BĐS lại bị các nhà đầu tư quay lưng. Hoa Kỳ đề xuất thông qua kế hoạch chi tiêu kỷ lục 6 nghìn tỷ đô la. Trong bối cảnh đó, thị trường bất động sản cũng đang canh cánh, chờ đợi dòng tiền quay trở lại. Nhìn lại tuần mới, Công ty Chứng khoán MBS nhận định: Thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục đà tăng dưới sự đồng thuận của các cổ phiếu chủ chốt, trong đó nhóm cổ phiếu ngân hàng là nổi bật nhất.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng mạnh cả về điểm số và thanh khoản. Thanh khoản kỷ lục và khối ngoại tiếp tục mua ròng cũng hỗ trợ thị trường phục hồi. Đóng cửa ngày giao dịch cuối tuần, chỉ số của VN-Index tăng 16,89 điểm lên 1.320,46 điểm, trong đó chỉ số của VN30 Index tăng 21,4 điểm lên 1.458,78 điểm. Độ rộng của thị trường có lợi cho người mua, toàn thị trường có 290 mã tăng / 124 mã giảm giá, trong rổ VN30 có 23 mã tăng giá, 6 mã giảm giá và 1 mã giảm giá tham chiếu.

Thanh khoản lập kỷ lục mới trên thị trường

Thanh khoản thị trường lập kỷ lục mới với giá trị khớp lệnh đạt hơn 23.464 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại diễn biến tích cực khi tiếp tục mua ròng với tổng giá trị gần 20 tỷ đồng. “Thị trường đi lên mạnh mẽ đặc biệt trong phiên chiều thứ sáu là dấu hiệu xác nhận phiên chiều chỉnh hôm trước chỉ mang tính kỹ thuật. Với những phiên khớp lệnh tỷ USD như hiện nay, nhịp tăng của thị trường hoàn toàn có thể mở rộng lên các ngưỡng cao mới.”, MBS nhận định.

Các kỷ lục mới được thiết lập

Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch qua, chỉ số tăng điểm tại 4 trên 5 phiên giao dịch trong tuần với 204 mã tăng và 158 mã giảm. GVR, CTG và VCB là 3 mã đóng góp tích cực nhất cho mức tăng của chỉ số. Đóng góp lần lượt +3,62, +2,92 và +2,76 điểm. Trong khi đó, VIC, PLX và NVL là 3 mã có tác động tiêu cực nhất lên VnIndex. Lấy đi -2,43, -0,90 và -0,69 điểm. Giá trị giao dịch trung bình đạt 22.757,99 tỷ VNĐ/phiên.

Mỹ đề xuất gói chi tiêu kỷ lục 6000 tỷ USD. Thị trường khu vực châu Á tăng sau khi Hoa Kỳ công bố dữ liệu kinh tế vững chắc. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng được cho là có kế hoạch đề xuất ngân sách 6 nghìn tỷ USD cho năm tài chính 2022.

Tình hình thị trường cổ phiếu trên thế giới

Dẫn đầu đà tăng trong khu vực là thị trường Nhật Bản với chỉ số Nikkei 225 tăng 2,10%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong với mức tăng 0,08%. Chỉ số ASX 200 của Australia với mức tăng 1,19%. Thị trường Hàn Quốc với chỉ số Kospi tăng 0,73%. Ở chiều ngược lại, chỉ số NZX 50 của New Zealand với mức giảm 0,50%. Tại thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite và chỉ số Shenzhen Component lần lượt giảm 0,22% và 0,30%.

Phố Wall tăng vào thứ Năm nhờ sự hỗ trợ của các cổ phiếu liên quan đến nền kinh tế sau khi dữ liệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp hàng tuần củng cố sự lạc quan về sự phục hồi kinh tế Mỹ. Cùng đó, theo New York Times, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đề xuất gói ngân sách chi tiêu liên bang 6.000 tỷ USD trong tài khóa 2022 và chi tiêu sẽ tăng lên 8.200 USD vào năm 2031. Nếu như được thông qua, đây sẽ là mức chi tiêu kỷ lục ở Mỹ kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II.

Việc này sẽ khiến khoản thâm hụt ngân sách lên đến 1,3 nghìn tỷ USD trong suốt thập kỷ tới. Nhà lãnh đạo Mỹ dự định lấy nguồn tiền cho chương trình nghị sự này. Thông qua tăng thuế đối với các tập đoàn và các cá nhân giàu có trên nước Mỹ. Theo tính toán, phải ít nhất đến năm 2030, chính phủ Mỹ mới có thể giảm bớt mức thâm hụt ngân sách

Cơn sốt BĐS không còn

Cơn sốt bất động sản đã không còn

Theo các chuyên gia, sau cơn sốt đất nhà đầu tư (NĐT) sẽ “bình tĩnh” hơn khi vào thị trường. Họ sẽ cân đối lại dòng tiền và tìm phân khúc an toàn để “xuống tiền”. Vậy phân khúc nào sẽ tiếp tục được nhà đầu tư quan tâm trong thời gian tới?

COVID-19 và cơn sốt đất “hạ nhiệt” tạo nên ảnh hưởng kép tiêu cực đến thị trường BĐS. Khiến tâm lý nhà đầu tư dao động. Tuy nhiên, theo giới phân tích BĐS, ảnh hưởng của hai yếu tố này chỉ là tạm thời. Không đáng quan ngại và không ảnh hưởng nhiều đến thị trường BĐS trong dài hạn. “Bởi lẽ, BĐS luôn là lựa chọn hàng đầu của người Việt so với các kênh đầu tư như vàng, tiền ảo, chứng khoán hay gửi tiết kiệm. Do đó, sẽ không có chuyện NĐT ngần ngại “găm tiền” vào BĐS sau cơn sốt đất.

“Nếu dịch được kiểm soát, thị trường cuối năm sẽ bật dậy, phục hồi và sôi nổi. Tuy nhiên sẽ không thể bằng giai đoạn đầu năm.”, một tổ chức phân tích nhận định. Theo đơn vị này, hậu sốt đất và Covid là thời điểm để NĐT đánh giá lại toàn diện thị trường và sắp xếp các danh mục đầu tư phù hợp.

Bên cạnh đó, đa phần các nhà đầu tư sẽ thêm một lần thận trọng và “bĩnh tĩnh” hơn trước những thông tin quy hoạch. NĐT vẫn tìm đến BĐS để “bỏ tiền”, trong đó phân khúc đất nền. Đặc biệt, ở những địa phương mới bắt đầu phát triển. Quỹ đất còn nhiều thì đất nền vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn vì tỷ suất lợi nhuận tốt, mức giá phải chăng.

Truyền thống đầu tư tích trữ tài sản của người dân

Sau cơn sốt đất, có thể NĐT vẫn tìm đến BĐS. Tuy vậy, dòng tiền sẽ chậm dãi hơn, chắc chắn hơn. Thị trường bất động sản từ đầu năm đến nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Giao dịch trầm lắng, nhiều công ty tạm ngừng hoạt động. Các sàn giao dịch đóng cửa do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Thế nhưng điều ngạc nhiên là ở một số địa phương vẫn xảy ra sốt đất cục bộ, nhà đầu tư kéo về không ngớt.

Liệu nhà đầu tư có tiếp tục tìm tới BĐS

Trong suốt nhiều thập kỷ qua, biểu đồ giá nhà đất tại Việt Nam đi theo chiều hướng tăng dần đều. Dù có gãy sóng ở một số giai đoạn. Nhưng thị trường nhanh chóng lấy lại phong độ và tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Cụ thể, theo thống kê của các đơn vị nghiên cứu trong 16 năm qua. Giá bất động sản tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã tăng 27 lần. Tại Quận 1, TPHCM tăng 22 lần, trong khi giá vàng chỉ tăng hơn 5 lần.

Theo các chuyên gia, giá nhà đất tại Việt Nam tăng liên tục là bởi “truyền thống” tích trữ tài sản của người dân. Tỷ lệ tiết kiệm của người dân Việt Nam trung bình lên đến gần 50% thu nhập. Gấp đôi so với phần lớn quốc gia khác. Trong đó, một tỷ lệ tiết kiệm rất lớn dùng để tích trữ tài sản là bất động sản và chi tiêu cho nhà ở dẫn đến giá nhà ở đây rất cao. Ông Dương Đức Hiển – Nguyên Giám đốc bộ phận kinh doanh Savills Việt Nam đánh giá: “Thực tế chứng mình rằng; 40 năm qua, giá BĐS chưa một lần giảm.”

Nguồn: Cafef.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *