Phương thuốc hỗ trợ điều trị trầm cảm
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Điều trị trầm cảm bằng những phương thuốc Đông y hiệu quả

6 phút, 18 giây để đọc.

Sinh lão bệnh tử là những giai đoạn bắt buộc phải trải qua trong cuộc đời mỗi con người. Có những căn bệnh có thể điều trị được bằng thuốc, có những căn bệnh thuộc về tâm lý phải chữa dần dần. Trầm cảm là một trong những căn bệnh tâm lý đang được quan tâm trong thời gian gần đây. Khi kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, cuộc sống con người tốt đẹp hơn đồng thời cũng gắn với nhiều áp lực về mặt tinh thần hơn. Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm, nếu không can thiệp tâm lý và điều trị kịp thời thì sẽ gây nên những hậu quả nặng nề cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra những phương thuốc Đông y có công dụng hỗ trợ điều trị trầm cảm hiệu quả, làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm và khó chữa

Trầm cảm là một căn bệnh liên quan đến tâm thần. Thường được biểu hiện rõ rệt với các rối loạn khí sắc. Theo các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý chia sẻ, bệnh trầm cảm xuất phát từ những rối loạn của não bộ. Dẫn đến những ảnh hưởng về mặt tâm lý. Từ đó, hình thành những suy nghĩ và hành vi bất thường. Làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh thuộc về tâm lý và khó chữa

Bệnh trầm cảm khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể gồm:

  • Nguyên nhân nội sinh: nhiều nghiên cứu cho rằng căn bệnh này xuất phát từ những yếu tố như môi trường, di truyền, yếu tố tự miễn, đời sống xã hội,… Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những giả thuyết và chưa được chứng minh rõ ràng.
  • Do căng thẳng kéo dài: phần lớn bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm. Đều có những triệu chứng áp lực, căng thẳng do nhiều lý do khác nhau. Phổ biến nhất là do ly dị, phá sản, mất người thân, không tìm được việc làm,…
  • Trầm cảm do một chấn thương nào đó ảnh hưởng trực tiếp đến não.
  • Ngoài ra, một số bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm nhưng chưa tìm được nguyên nhân.

Trầm cảm là căn bệnh rất nan giải, có chữa khỏi bệnh trầm cảm được hay không không chỉ dựa vào các bài thuốc chữa bệnh. Mà còn phụ thuộc nhiều vào ý chí, sự phối hợp của người mắc bệnh với thầy thuốc.

Phương thuốc Đông y giúp hỗ trợ điều trị bệnh

Trong dân gian có rất nhiều các bài thuốc có khả năng hỗ trợ điều trị chứng bệnh trầm cảm rất tốt. Giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng, u uất, có thể bộc bạch. Chia sẻ với người khác để tâm lý được ổn định hơn. Dưới đây cây thuốc tốt xin gửi tới mọi người những bài thuốc giúp hỗ trợ và chữa trầm cảm tốt nhất theo Đông y. Mong rằng những bài thuốc này sẽ giúp cho những người trầm cảm sẽ sớm hòa nhập với cộng đồng.

Phương thuốc giúp dưỡng tâm an thần

  • Bài thuốc 1: Đại hoàng, mông thạch, mang tiêu (ngâm), hải phù thạch, hoàng cầm, hoàng bá, cúc hoa, lao ngưu tử, đại giả thạch, chi tử, mạch môn đông, tri mẫu, thiên hoa phấn, xuyên khung, trúc nhự.
  • Bài thuốc 2: Đương qui thân, bạch đàn hương, tử đan sâm, tế sa nhân, chích viễn chí, toan táo nhân, bắc ngũ vị, đoạn mẫu lệ, ngọc cát cánh.

Hai bài thuốc trên đều có tác dụng dưỡng tâm an thần. Giúp hoạt huyết khử ứ, thanh nhiệt, định thần, sơ can. Chữa bệnh trầm cảm ngoài việc áp dụng các bài thuốc giúp định tâm an thần. Thì thầy thuốc còn có thể sử dụng phương pháp không dùng thuốc. Như châm cứu, bấm huyệt, tập luyện, xoa bóp… cũng mang đến những hiệu quả điều trị cao giúp bệnh nhân giảm đau ở các cơ, bổ thận, kiện tỳ, thư giãn tinh thần, giúp cho bệnh nhân vui tươi, lạc quan hơn.

Phương thuốc chữa suy nhược tinh thần và chứng bất an

Bài thuốc 3:

Phương thuốc chữa suy nhược bất an

Chữa suy nhược tâm thần với tâm thần bất an với các biểu hiện như mệt mỏi lo ấu muộn phiền. Áp dụng các liệu pháp y học cổ truyền chữa trầm cảm như sau: tục tùy thử hay còn gọi là thiên kim tử lấy 50g, đương quy và hoàng quy mỗi vị lấy 25g, táo nhan lấy 20g, cong lại bạch thược, bạch truật, phục linh mỗi vị lấy 5g.

Đem rửa sạch cho tất cả vào ấm đất đun dưới mức độ lửa nhỏ khi nào sôi nhẹ rót ra bát. Và tiếp tục đổ nước sắc một lần nữa. Sau đó đổ ra trộn lẫn hai lần nước chia ra uống cho cả ngày.

Phương thuốc chữa suy nhược thần kinh ở người đã bệnh

  • Bài thuốc 4: Chữa trị suy nhược thần kinh với các triệu chứng mất ngủ, chóng mặt, nhức đầu. Do bệnh lâu ngày hình thành. Với chứng thể bệnh trầm cảm này sẽ có những vị để trị như: táo nhân 100g, đương quy, mạch môn, thục địa, câu kì tử mỗi vị 50g. Thêm vào đó hạt sen, huyền sâm, ngũ vị tử mỗi vị 25g. Ngoài ra nếu chóng mặt thì cho thêm viễn chí và nhân sâm, địa liền mỗi vị 20g.
  • Với bài này tán nhỏ thành dạng bột và tiến hành trộn với mật ong làm thành viên. Và mỗi lần uống một viên với nước ấm.
  • Bài thuốc 5: Chữa suy nhược tâm thần với triệu chứng chóng mặt, mệt lả, mất trí, đãng trí, tâm hồn bất định. Bao gồm các vị như: táo nhân, đương quy, phục linh trắng, thục địa, câu kì tử, hoa cúc trắng mỗi thứ 20g. Mạch môn, bạch truật mỗi thứ 15g, xuyên khung và nhân sâm mỗi thứ 10g. Đem sắc đặc chia ra làm 2 lần uống trong ngày.

Phương thuốc chữa suy nhược tâm thần cho người vừa mắc bệnh

Bài thuốc 6: Chữa suy nhược tâm thần, bài này cho những người mới có biểu hiện bệnh. Và điều trị trầm cảm bằng đông y là cách hợp lý nhất.

Thuốc dành cho người mới mắc bệnh

Bao gồm các vị như táo nhân, câu kì tử, bạch chỉ mỗi vị 9, đương quy và nhân sâm bạch truật, phục linh, cam thảo, viễn chí, địa liền mỗi vị 20g. Sắc chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn 1 tiếng đồng hồ. Ngoài ra để kết hợp hoàn hảo và xem có kết quả cần sử dụng sự can thiệp của Tây y. Trong việc chẩn đoán và xét nghiệm y tế để tinh chỉnh liều lượng.

Phương thuốc chữa suy tim, khó thở

Bài thuốc 7: Chủ trị chữa suy tim, tim đập nhanh khó thở bao gồm các vị đương quy; thục địa, toan nhâm, ngũ vị tử, thiên đồng môn, mạch môn, mỗi vị 60g, hoàng liên, xương bồ; nhân sâm và huyễn sâm, phục linh, đan sâm, cát cánh, viễn chí và cam thảo. Mỗi vị 90g tán thành bột trộn với mật ong uống dần ngày uống hai lần.

Trên đây là 7 bài thuốc mà Đông y giới thiệu cho bạn chữa chứng bệnh trầm cảm. Bạn có thể tham khảo thêm những bài thuốc khác từ những người đã từng chữa khỏi bệnh trầm cảm nhé.

Nguồn: Caythuoctot.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *