Thịt lợn
Dinh dưỡng Sức Khỏe

Danh sách thực phẩm thay thế thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao

4 phút, 48 giây để đọc.

Nhiều loại thịt đã là chế độ ăn uống chủ yếu của con người kể từ thời sơ khai. Các loại thịt đỏ phổ biến nhất là thịt bò, thịt cừu và thịt lợn. Loại thịt trắng phổ biến nhất là thịt gia cầm, với thịt gà đứng đầu danh sách các loại thịt được yêu thích. Các loại thịt đỏ và thịt trắng cũng bao gồm các loại thịt như dê, vịt, thịt nai và thịt thỏ. Là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, nhiều loại thịt tốt cho sức khỏe của bạn. Giá trị dinh dưỡng của thịt cho thấy thịt trắng và đỏ là nguồn cung cấp protein, vitamin và chất dinh dưỡng dồi dào.

Cũng có một số lo ngại về tác động của việc ăn quá nhiều thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn trong chế độ ăn uống của bạn. Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng cách cắt thịt và phương pháp chuẩn bị có thể ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ lành mạnh của thịt nấu chín đối với bạn. Trước tình trạng thịt lợn tăng “chóng mặt”, chúng tôi gợi ý cho bạn một số loại thực phẩm thay thế thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao.

Thịt lợn – Món ăn truyền thống trong các bữa ăn

Thịt lợn - thực phẩm quen thuộc

Thịt lợn là món ăn truyền thống và sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn ở nước ta. Đặc biệt là ở vùng nông thôn. Nhưng gần đây, giá thịt lợn tăng cao mà chưa hề có dấu hiệu giảm; khiến cho các bà nội trợ phải cân nhắc khi lựa chọn loại thực phẩm này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn không nhất thiết phải dùng thịt lợn; mà sử dụng những thực phẩm thay thế thịt lợn. Những loại này có giá thành hợp lý hơn mà giá trị dinh dưỡng lại tương đương…

Bạn có biết vì sao giá thịt lợn cao?

Hiện nay, giá thịt lợn rất cao, thậm chí cao gấp hơn 2 lần; so với các loại thực phẩm khác như cá, trứng các loại, thịt gà, đậu đỗ… Các chuyên gia cho biết, giá lợn tăng do khủng hoảng nguồn cung; dịch tả lợn châu Phi làm giảm sản lượng thịt lợn. Các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ trong vùng dịch cơ bản là không còn lợn. Nguồn lợn thịt chủ yếu ở công ty, trang trại và hộ chăn nuôi lớn. Tuy nhiên, người chăn nuôi lớn không muốn xuất bán lẻ; do e ngại người mua có thể đem dịch vào cơ sở chăn nuôi. Từ đó dẫn đến những hộ giết mổ nhỏ lẻ không tiếp cận được với nguồn cung thịt lợn. Hộ giết mổ phải mua của thương lái, làm cho giá lợn thịt ở một số khu vực tăng cao.

Ngoài ra, giá lợn tăng cao còn do yếu tố tâm lý lo lắng thị trường trong nước thiếu nguồn cung. Người chăn nuôi có tư tưởng găm hàng. Họ nuôi lợn lên đến 170-180kg/con thay vì 90-110kg như thông thường để chờ tăng giá. Việc này đã tạo ra tình trạng khan hiếm nguồn cung tại một số địa phương.

Bạn có biết vì sao giá thịt lợn cao?

Nhiều thực phẩm thay thế thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao

Việt Nam là nước nông nghiệp. Nhưng giá một số sản phẩm nông nghiệp như thịt lợn, sữa… lại cao hơn các nước công nghiệp. Một trong những nguyên nhân chính là do cơ cấu sản xuất của ngành nông nghiệp. Việc lưu thông phân phối của ngành công thương. Đồng thời, thói quen tiêu dùng của người Việt; cũng là nguyên nhân khiến việc chi tiêu cho ăn uống tăng lên… Vì vậy, cần thay đổi thói quen tiêu dùng để thích ứng giá cả thị trường; cũng như thích ứng với túi tiền của mình.

Các chuyên gia khuyên, người tiêu dùng có thể lựa chọn những thực phẩm thay thế thịt lợn có giá tiền thấp hơn như: cá, tôm, cua, trứng, đậu, lạc, vừng nhưng giá trị dinh dưỡng cũng rất cao và tốt cho sức khỏe.

Cá, tôm, cua, trứng, đậu, lạc, vừng

Trong 100g thực phẩm ăn được cung cấp các chất dinh dưỡng như sau

  • Thịt lợn nửa nạc, nửa mỡ: 16.5g protein, 21.5g mỡ, 9mg canxi, 178mg phosphor, 1.5mg sắt, 1.91mg kẽm, 285mg kali, 55mg natri, vitamin A 10µg.
  • Thịt lợn nạc: 19.0g protein, 7g mỡ, 7mg canxi, 190mg phosphor, 1.5mg sắt, 2.5mg kẽm, 341mg kali, 76mg natri, vitamin A 2µg.
  • Thịt lợn mỡ: 14.5g protein, 37.3g mỡ, 8mg canxi, 156mg phosphor, 0.4mg sắt, 1.59mg kẽm, 318mg kali, 42mg natri, vitamin A 2µg.

So sánh một số thực phẩm thay thế thịt lợn

Đậu tương

  • Đậu tương (đậu nành): năng lượng 418Kcal, 34,0g protein, 18,4g mỡ, 165mg canxi, 690mg phosphor, 11.0mg sắt, 3.8mg kẽm, 4mg vitamin C, 375µg folate, vitamin A 3µg.
  • Đậu xanh: năng lượng 346Kcal, 23.4g protein, 2.4g mỡ, 64mg canxi, 377mg phosphor, 4.8mg sắt, 1.1mg kẽm, 4mg vitamin C, 625µg folate, vitamin A 3µg.
  • Lạc hạt: năng lượng 583Kcal, 27.5g protein, 44.5g mỡ, 68mg canxi, 420mg phosphor, 2.2mg sắt, 1.9mg kẽm, 240µg folate, vitamin A 1µg.
  • Vừng (đen, trắng): năng lượng 582Kcal, 20.1g protein, 46.4g mỡ, 975mg canxi, 629mg phosphor, 14.55mg sắt, 7.75mg kẽm, 97µg folate, vitamin A 1µg.
  • Cá diếc: năng lượng 87Kcal, 17.7g protein, 1.8g mỡ, 70mg canxi, 152mg phosphor, 0.8mg sắt, vitamin A 120µg.
  • Cá chép: năng lượng 96Kcal, 16.0g protein, 3.6g mỡ, 17mg canxi, 184mg phosphor, 0.9mg sắt, 1.48mg kẽm, vitamin A 181µg.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *