Tự tin là một đức tính tốt mà ai ũng mong muốn con mình có khi lớn lên. Sự tự tin không phải có được từ ngày một ngày hai. Mà nó được hình thành dần dần theo từng giai đoạn lớn lên của trẻ nhỏ. Trong đó cách giáo dục, dạy dỗ của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành tính cách này ở trẻ. Những đứa trẻ sở hữu tính tự tin đạt được nhiều thành công trong cuộc sống, có cuộc sống hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn.
Và tất nhiên đấy là mục đích và niềm mong ước của tất cả những người làm cha làm mẹ. Vì thế cha mẹ hãy gieo hạt giống tự tin cho con mình ngay hôm nay, vun đắp và chăm sóc để giúp hạt giống tự tin ngày càng phát triển ho bé. Theo các nghiên cứu thì cho thấy những bé tự tin thường chiếm số lượng lớn trong những kiểu mẫu gia đình dưới đây. Ba mẹ hãy tham khảo xem mình có thuộc trong này không nhé!
Lợi ích khi trẻ có tự tin
Sự tự tin hay tự ti của trẻ được hình thành trong quá trình lớn lên và chịu ảnh hưởng nhiều từ gia đình. Đặc biệt là tình yêu thương và sự giáo dục của cha mẹ dành cho con cái trong suốt thời thơ ấu. Bé mạnh dạn tự tin sẽ có đến 90% cơ hội thành công trong cuộc sống và dễ dàng vượt qua được những chông gai, thử thách. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng mạnh dạn thể hiện bản thân
Tự tin là có niềm tin vào bản thân. Về mặt tâm lý, nó được gọi là sự tự tin vào năng lực của bản thân. Điều này rất quan trọng đối với việc học tập, sự nghiệp, công việc và cuộc sống của chúng ta. Những người tự tin thường có nhiều khả năng đạt được thành công và cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn. Một người có tự tin hay không có mối liên hệ rất lớn đến gia đình nơi họ lớn lên.
Những kiểu gia đình hình thành sự tự tin ở trẻ
Gia đình có cha mẹ tự tin
Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái. Cha mẹ tự tin có nhiều khả năng sẽ nuôi dưỡng được những đứa trẻ tự tin hơn. Bởi vì trẻ thường chịu ảnh hưởng bởi cha mẹ trong quá trình giáo dục. Chúng sẽ trở nên lạc quan, tích cực và không phủ nhận bản thân. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, thái độ dạy dỗ của cha mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ. Nếu cha mẹ quá nghiêm khắc với con cái, luôn chế giễu và mỉa mai con cái. Sẽ khiến chúng trở nên tiêu cực, nghi ngờ, nhạy cảm và tự ti hơn.
Cha mẹ không than vãn trước mặt con cái
Trong cuộc sống, có nhiều bậc cha mẹ vẫn thường có thói quen than nghèo trước mặt con cái để con cái phải tằn tiện và hiếu thuận với cha mẹ. Thực tế, khi còn nhỏ trẻ em không hiểu rõ về hoàn cảnh kinh tế gia đình và mức tiêu dùng. Việc cha mẹ thường xuyên than nghèo khổ sẽ chỉ khiến con cái sợ hãi sự nghèo khó. Và hình thành quan điểm sai lầm về tiền bạc và giá trị.
Ngay cả khi bạn muốn từ chối yêu cầu mua đồ của trẻ. Bạn cũng đừng lấy lý do vì nghèo và thiếu tiền. Nếu không, khi thấy những đứa trẻ khác có đồ chúng muốn. Trẻ sẽ có cảm giác tự ti sâu sắc vì nghèo.
Cha mẹ hòa thuận
Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình có sự yêu thương của cha mẹ thường rất tự tin. Bởi vì không khí gia đình càng hòa thuận thì hạnh phúc của con cái càng bền chặt. Ngược lại, vợ chồng cãi vã, chiến tranh lạnh suốt ngày sẽ khiến trẻ cảm thấy bất an. Chúng trở nên nhạy cảm và cảm thấy tự ti. Dần dần tự trách mình về cuộc cãi vã của cha mẹ. Ở nhà trở nên nghe lời một phép, tận lực làm hài lòng bố mẹ vì sợ sẽ khiến họ nổi giận.
Cha mẹ tôn trọng con cái
Nhiều bậc cha mẹ vẫn cảm thấy khó khăn khi đặt mình ngang hàng với con cái. Họ luôn coi mình là người lớn tuổi và yêu cầu con cái làm những việc theo ý mình. Điều này sẽ chỉ làm mất đi khả năng suy nghĩ độc lập và đưa ra quyết định của trẻ. Khi bước vào một môi trường xa lạ, không có cha mẹ để nương tựa, chúng thường tỏ ra thu mình và sợ hãi.
Cha mẹ biết cách tôn trọng ý kiến và mong muốn của con cái có thể khiến con cái phát huy hết ưu thế và khả năng sáng tạo của bản thân. Đồng thời nâng cao sự tự tin của trẻ. Ngay cả trong một môi trường xa lạ, chúng cũng có thể đối phó với mọi người và mọi thứ một cách dễ dàng mà không sợ hãi.
Tự tin là bí quyết thành công hàng đầu, cha mẹ nào cũng mong con mình thành đạt trong tương lai. Nhưng tự tin chính là chìa khóa cho sự phát triển sau này của con. Trẻ tự tin có ý chí dũng cảm đối mặt với khó khăn, tự lập và năng động hơn. Biết nắm bắt cơ hội trong cuộc sống. Không thu mình lại hay nhận thất bại, cũng không sợ người khác chế giễu.
Vậy nuôi dạy như thế nào để trẻ trở nên tự tin?
Hãy tôn trọng và tin tưởng con cái
Con người ai cũng có tính cách độc lập, cha mẹ phải biết tôn trọng lòng tự trọng của con cái. Không lạnh lùng nhạo báng, công kích, chửi mắng. Khi con cái tự làm việc, cha mẹ phải động viên, giúp đỡ. Và quan tâm đúng mức để con cái trau dồi toàn diện lòng tự tin.
Thực hiện từng bước một
Kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái của họ không nên quá cao. Tốt nhất nên thực hiện từng bước và thiết lập các mục tiêu phù hợp cho các nhóm tuổi khác nhau. Quá thấp hoặc quá cao đều không nên, thấp quá thì dễ trở nên kiêu căng. Nhưng cũng không nên cao quá, một khi vượt quá giới hạn mà trẻ có thể đạt tới sẽ gây ra sự thất vọng và làm giảm bớt sự tự tin của trẻ.
Giúp trẻ phát huy ưu điểm
Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu, cha mẹ nên biết cách đánh giá cao tài năng của trẻ. Đặc biệt khen ngợi và khẳng định điểm mạnh của trẻ để trẻ tự tin và không ngừng hoàn thiện bản thân. Sự công kích và phủ nhận một cách mù quáng sẽ chỉ khiến trẻ ngày càng trở nên tự ti hơn.
Giúp trẻ tự tin chia sẻ những việc xảy ra hàng ngày
Cách đơn giản nhất là bạn hãy yêu cầu bé kể lại các câu chuyện trên lớp. Hoặc hát với giọng to, rõ trước mặt các thành viên trong gia đình. Bạn cũng có thể dạy bé pha trò, múa minh hoạ để câu chuyện, bài hát sinh động hơn. Dần dần, cách này sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
Nguồn: songxanhsongkhoe.com