Khi COVID-19 vẫn đang diễn ra phức tạp, nhiều người cảm thấy lo lắng về các khía cạnh thông thường của cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như mua sắm hàng tạp hóa. Nếu bạn tự hỏi liệu bạn có thể nhận COVID-19 từ thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm hay không, bạn không đơn độc. Và những gì về bao bì giao hàng thực phẩm? Bộ dụng cụ ăn uống hoặc bữa ăn nhà hàng được giao bằng chuyển phát nhanh có an toàn không? Và với những khu công nghiệp thì vấn đề an toàn thực phẩm càng được nhiều người quan tâm hơn. Bởi đây là nơi có nhiều người và nguy cơ lây nhiễm cao.
Hiểu được tầm quan trọng của bữa ăn tại khu công nghiệp, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những biện pháp đảm bảo an toàn bếp ăn khu công nghiệp trong mùa dịch. Bỏ qua những yếu tố về dinh dưỡng, trong bài viết này chúng tôi tập chung chia sẻ về cách làm như nào để đảm bảo được vệ sinh thực phẩm và an toàn trong mùa dịch.
An toàn vệ sinh thực phẩm bếp ăn
Dịch COVID đang diễn biến rất phức tạp tại nước ta với biến thể mới có tốc độ lây lan nhanh trong cộng đồng. Mặc dù đã có vắc-xin phòng bệnh nhưng tỷ lệ vắc-xin hiện có chưa thể đảm bảo tiêm cho tất cả các đối tượng, do vậy chúng ta vẫn phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch mà Bộ Y tế đã khuyến cáo, nhất là các khu vực tập trung đông người như khu bếp ăn tập thể tại các công ty, nhà hàng.
Biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch
Theo lời khuyên của các chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID; khu vực bếp ăn của các công ty, nhà hàng cần tuân thủ các biện pháp sau:
Đảm bảo an toàn khu chế biến
- Thực ăn phải được bố trí đảm bảo không lây nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa chế biến với thực phẩm đã chế biến.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn phục vụ việc chế biến thực phẩm.
- Thực hiện kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn.
- Cống rãnh tại khu vực chế biến phải đảm bảo thông thoáng, không ứ đọng.
- Dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải phải đảm bảo vệ sinh. Chất thải, rác thải phải được thu dọn hàng ngày, sạch sẽ.
- Bảo đảm côn trùng và động vật gây hại không xâm nhập vào khu vực chế biến, kho chứa nguyên liệu.
Vệ sinh sạch sẽ các trang thiết bị và dụng cụ chế biến
- Có thiết bị vận chuyển, bảo quản thực phẩm an toàn.
- Sử dụng thớt, dao, dụng cụ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thức ăn chín.
- Trang bị đủ thìa, đĩa, đũa, bát dùng để ăn uống riêng cho từng cá nhân.
- Dụng cụ, thiết bị chế biến, ăn uống cần đảm bảo an toàn, được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng.
- Có đủ bao gói, hộp kín, an toàn để đựng đồ ăn cho khách mang đi.
- Trang bị đủ xà phòng rửa tay, dung dịch khử khuẩn, dung dịch vệ sinh bề mặt bếp, sàn nhà, tay nắm cửa…
- Trang bị đủ khẩu trang, găng tay chuyên dụng cho nhân viên chế biến thực phẩm và nhân viên chia, phát thức ăn.
Khu vực ăn uống cần lưu ý những gì?
- Khu vực ăn uống phải thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ.
- Nơi rửa tay phải đủ nước sạch và xà phòng hoặc trang thêm bị dung dịch khử khuẩn bàn tay cho người ăn.
- Không phục vụ cùng lúc quá đông người, cần bố trí ăn theo ca.
- Bố trí khoảng cách an toàn giữa những người ăn.
- Thùng đựng rác có nắp đậy, đạp chân để mở nắp và có bao túi bên trong.
Người chế biến, phục vụ cần tuân thủ an toàn phòng chống dịch
- Phải đeo khẩu trang khi chế biến, phục vụ.
- Sử dụng đũa, kẹp gắp, găng tay nilon để chia gắp thức ăn.
- Giữ khoảng cách an toàn với người xung quanh và thực khách, người mua.
- Không tham gia phục vụ, chế biến khi có các dấu hiệu khó thở, sốt, ho, sổ mũi và mắc các bệnh lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da, lao, phổi, tiêu chảy cấp…
Người ăn tự giác chấp hành an toàn chống dịch
- Phải rửa sạch tay bằng xà phòng/dung dịch khử khuẩn bàn tay trước và sau khi ăn.
- Không nói to, cười đùa trong khi ăn, hạn chế di chuyển trong phòng ăn.
- Giữ khoảng cách an toàn với người ngồi cùng bàn ăn.
- Bỏ rác đúng nơi quy định.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn