viêm gan
Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Bổ sung kiến thức cơ bản về phòng chống bệnh viêm gan B

6 phút, 22 giây để đọc.

Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng của gan, có thể khiến gan bị nhiễm trùng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay, virus viêm gan B vẫn đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 400 triệu người mắc bệnh viêm gan B mãn tính. Tại Việt Nam, số người nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 20% ​​dân số. Viêm gan B là nguyên nhân chính dẫn đến suy gan, xơ gan và ung thư gan.

Viêm gan B có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nếu bệnh xảy ra ở người lớn, virus viêm gan B vẫn có thể được loại bỏ bằng cách điều trị. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn có virus, nhưng nó không thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tại Việt Nam, cứ 30 giây lại có khoảng 1 người chết vì viêm gan B. Tích cực hỗ trợ phòng ngừa bệnh viêm gan B là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe, tránh những tổn thương cho gan.

Tại sao nên tầm soát bệnh lý viêm gan do siêu vi?

Dù đã có vắc xin dự phòng hiệu quả, tuy nhiên vẫn có khoảng 1,4 triệu ca tử vong trên thế giới do viêm gan (số liệu theo WHO). Tỷ lệ nhiễm viêm gan do siêu vi cao nhất nằm ở các nước có thu nhập trung bình-thấp như các quốc gia Châu Á và Châu Phi. Tuy nhiên, điều tệ nhất là phần lớn người bệnh nhiễm viêm gan không hề biết rằng mình đã mắc bệnh. 

Tại sao nên tầm soát bệnh lý viêm gan do siêu vi?

Theo thống kê của Hội Gan Mật Việt Nam (tại Hội nghị Gan mật toàn quốc lần thứ 14 vào tháng 05/2019 vừa qua), Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan cao trong khu vực, ước tính có khoảng 8,6 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính được ước tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới. 

Đa số người mắc viêm gan siêu vi không có triệu chứng rõ ràng, bệnh diễn tiến âm thầm nên khó phát hiện. Chỉ đến khi bệnh bước sang giai đoạn nặng thì người bệnh mới phát hiện những triệu chứng khác lạ (như vàng da, vàng mắt…), lúc này quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều hoặc thậm chí đã muộn. Chính vì thế, việc tầm soát viêm gan do siêu vi B là vô cùng cần thiết. Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, ¼ số bệnh nhân viêm gan B mạn tính sẽ tử vong do ung thư gan hoặc suy gan.

Tiêm vaccine hỗ trợ phòng ngừa virus bệnh viêm gan B

Nên tiêm vaccine chủng ngừa viêm gan siêu vi B càng sớm càng tốt để giúp bạn phòng tránh bệnh viêm gan B. Vaccine chủng ngừa viêm gan B gồm 3 mũi, được tiêm theo liệu trình 0 – 1- 6 (mũi 2 cách mũi 1 một tháng, mũi 3 cách mũi 1 sáu tháng), tùy theo đối tượng, thời gian tiêm mà liệu trình sẽ có thay đổi.

  • Với trẻ sơ sinh có mẹ CHƯA bị nhiễm virus viêm gan B cần được tiêm chủng viêm gan B. Trong vòng 24h sau khi sinh, vẫn theo liệu trình 0 – 1 – 6 như trên. (Mũi 1 sau khi sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 khi trẻ được 6 tháng tuổi). Với trẻ có mẹ ĐÃ nhiễm virus viêm gan B, khi trẻ vừa chào đời. Cần ngay lập tức tiêm huyết thanh chống viêm gan B. Sau đó mới kết hợp tiêm vaccine viêm gan B để ngăn ngừa theo liệu trình 0 – 1- 6 . Điều này có thể giúp nâng tỷ lệ hỗ trợ ngăn ngừa thành công cho trẻ. Lên đến 97% trong trường hợp mẹ của trẻ đã bị viêm gan B.
  • Với thanh thiếu niên và người lớn cần phải xét nghiệm máu. Để xem mình có bị nhiễm virus viêm gan B chưa và có kháng thể hay không. Nếu chưa thì cần tiêm phòng ngay để bảo vệ chính bản thân mình.

Cả gia đình nên chủ động phòng bệnh

Cả gia đình nên chủ động phòng bệnh

Tại Việt Nam, khoảng 40% các trường hợp tử vong do ung thư gan có liên quan đến viêm gan B. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư gan rất thấp. Vì người dân chủ quan không quan tâm tới sức khỏe của lá gan. Sử dụng nhiều đồ uống có cồn. Các loại viêm gan virus có thể khiến người bệnh phải điều trị suốt đời, và tốn kém nhiều tiền bạc. Viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con. Nếu chồng hoặc vợ bị nhiễm viêm gan B thì sẽ có khả năng lây cho em bé. Tới 90% trẻ sơ sinh nhiễm vi rút viêm gan B sẽ tiến triển thành viêm gan B mạn. Chính vì vậy, các thành viên trong gia đình nên chủ động phòng bệnh bằng cách:

Những thói quen phòng bệnh viêm gan B

Vì viêm gan B lây chủ yếu qua đường máu và tình dục. Nên cách phòng chống bệnh viêm gan B cũng đến từ chính những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Thay đổi một số thói quen sau sẽ giúp bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B.

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Không dùng chung kim tiêm.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân có thể gây trầy xước. Như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, gây gãi lưng…
  • Không nên xăm hình, châm cứu trừ khi bạn chắc chắn những dụng cụ hành nghề này đã được xử lý vô trùng.
  • Mang găng tay nhựa nếu bạn phải tiếp xúc với máu.

Với người đang mắc bệnh viêm gan B nên hạn chế tối đa các nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Bằng cách không hiến máu, không dùng chung những vật dụng cá nhân; có thể gây trầy xước và sử dụng bao cao su khi quan hệ. 

Chống độc, bảo vệ gan

Chống độc, bảo vệ gan

Bệnh viêm gan B chia thành 2 giai đoạn: cấp tính và mãn tính. Trong giai đoạn cấp tính, nếu cơ thể có sức đề kháng cao, khả năng chống độc của gan tốt, 90% bệnh nhân sẽ tự khỏi. Nhưng vẫn còn 10% sẽ diễn tiến sang mãn tính. Đó là do trước vấn nạn thực phẩm bẩn hiện nay, cùng những thói quen không tốt. Như thức khuya, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá; ăn thực phẩm giàu chất béo, quá ngọt hay quá mặn. Khiến cho gan nhanh chóng bị suy yếu, giảm sức đề kháng. Từ đó tạo điều kiện cho virus viêm gan B dễ xâm nhập và khó loại thải ra ngoài. Làm hủy hoại gan, khiến bệnh diễn tiến sang mãn tính, thậm chí gây biến chứng xơ gan.

Vì thế, bên cạnh việc tiêm vaccine, hạn chế đường lây nhiễm. Bạn cần chủ động chăm sóc, bảo vệ và chống độc cho gan. Để giúp hỗ trợ phòng tránh bệnh viêm gan B tốt hơn, giảm nguy cơ xơ gan.

Nguồn: Hewel.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *