bệnh
Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Bệnh Gout: Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả

7 phút, 30 giây để đọc.

Gout là căn bệnh lâu đời nhất của nhân loại-có lịch sử hơn 2.000 năm. Bệnh gút thường do các đợt viêm khớp cấp tái phát nhiều lần. Biểu hiện thường gặp nhất là ngón chân cái bị sưng và tấy đỏ (50% trường hợp). Bệnh gút chủ yếu là do sự tích tụ axit uric ở các khớp, gân, cơ và các mô xung quanh. Nam giới dễ mắc bệnh gút hơn nữ giới (có tới 95% nam giới bị thừa cân trong độ tuổi từ 35-45). Bệnh gút ở nữ giới thường xuất hiện sau thời kỳ mãn kinh.

Đây là một căn bệnh có thể chữa khỏi, và có những cách để ngăn ngừa bệnh tái phát. Bệnh gút luôn được coi là bệnh vua hay bệnh của nhà giàu, bởi nó thường xuất hiện ở những người ăn quá nhiều. Như chúng ta đã biết ngày nay, bệnh gút là một căn bệnh phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến những người giàu có mà còn tất cả mọi người. Tại Việt Nam, hàng triệu người mắc bệnh gút. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Tổng quan về Gout

Ai từng bị gout sẽ hiểu cảm giác đau đớn của bệnh, khi là những cơn đau bứt rứt như kiến bò, đau như bị kim châm, khi là cảm giác như có lửa đốt trong từng khớp xương khiến người bệnh mất ăn mất ngủ. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh còn làm đời sống tinh thần người mắc “xuống dốc không phanh” mệt mỏi, khó chịu, sinh ra tâm lý cáu gắt. Chưa kể nếu không có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời, gout dễ chuyển sang mạn tính có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bệnh là hệ quả của việc ăn uống vô tội vạ, sinh hoạt không khoa học. Đối tượng dễ mắc bệnh gout bao gồm:

Tổng quan về Gout

  • Người ăn uống thiếu khoa học
  • Nam giới sau tuổi 40
  • Nữ giới tuổi mãn kinh
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người có tiền sử gia đình mắc gút hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh.

Để không phải đối mặt với bệnh lý khó chịu này, hãy tham khảo ngay 5 biện pháp phòng ngừa đơn giản, ít tốn kém, rất dễ thực hiện dưới đây.

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh

Bệnh Gút tương đối dễ nhận biết, nếu được quan sát kỹ.

  • Tiêu biểu nhất là việc sưng tấy, đỏ ngón chân cái
  • Thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp. Thường bắt đầu vào tuổi 35 đến 45. Khởi bệnh đột ngột, diễn biến từng đợt, giữa các đợt đau các khớp hoàn toàn khỏi (những năm đầu)
  • Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới, đặc biệt ngón I bàn chân (70%)

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh

Tính chất của Bệnh Gút là bệnh nhân thấy sưng nóng đỏ đau dữ dội, đột ngột ở một khớp, không đối xứng và có thể tự khỏi sau 3 – 7 ngày. Ở giai đoạn muộn biểu hiện ở nhiều khớp, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục (tophy) ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu màng não (cổ cứng, ói…)

Nguyên nhân gây bệnh gout

Bệnh gút có nhiều nguyên nhân, trong đó nồng độ acid uric trong máu tăng cao là nguyên nhân chính. Bệnh có thể xảy ra do 1 số lý do: di truyền, chế độ ăn uống, sự bài tiết axit uric của thận.

Thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống chiếm khoảng 12% nguyên nhân của bệnh gút:

  • Sử dụng nhiều thức uống có cồn.
  • Đồ uống có hàm lượng đường cao.
  • Thức ăn có chứa nhiều đạm (thịt bò, hải sản).

Acid uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giảng của Purin – có thể thấy trong tạng động vật: gan, não, thận, lách và cá trồng, cá trích, cá thu. Purin cũng có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm. Thông thường acid uric bị phân hủy trong máu và thải ra ngoài qua nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể tạo quá nhiều acid uric hoặc thải acid ra quá ít. Hậu quả là Acid uric trong máu tăng lên, tích lũy và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp.

Thói quen ăn uống

Một số tình trạng khác, gọi là giả Gút, cũng có tình trạng lắng đọng tinh thể ở khớp nhưng không phải tinh thể acid uric mà là tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate. Bệnh giả Gout cũng có thể gây đau khớp ngón chân cái tương tự Gout nhưng thường thì ở các khớp lớn hơn như gối, cổ tay hoặc mắt cá chân.

Phương pháp phòng chống Gout

Hạn chế thực phẩm chứa purin cao

Theo các chuyên gia xương khớp những thực phẩm chứa hàm lượng purin cao khi đưa vào cơ thể sẽ làm rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat tại khớp gây ra các cơn đau gout cấp. Vì vậy, bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm giàu purin như:

  • Nội tạng động vật: gan, lòng, cật, tim, tiết…
  • Thịt đỏ: thịt bê, thịt bò, thịt chó,…
  • Hải sản: tôm, cua, sò…
  • Các loại nấm, đậu hạt các loại.

Phương pháp phòng chống Gout

Thay vào đó, hãy tích cực bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm không có purin hoặc có hàm lượng purin thấp như: các loại thịt màu trắng, rau xanh, hoa quả… Bên cạnh đó, hãy hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích.

Hãy uống nhiều nước

Hãy đảm bảo không uống dưới 2 lít nước mỗi ngày, bởi việc này giúp việc đào thải acid uric trơn tru, tránh kết tủa muối urat trong cơ thể. Nước khoáng kiềm là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Trong khi đó, nước ngọt và nước có ga cần đưa vào danh sách hạn chế. Với người đã bị gout, việc vắt thêm quả chanh tươi vào nước uống mỗi ngày sẽ làm giảm axit uric, giúp giảm đau cho người bệnh.

Duy trì cân nặng hợp lí

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng acid uric tỉ lệ thuận với chỉ số cân nặng. Khi người thừa cân béo phì giảm được trọng lượng cơ thể thì lượng acid uric trong máu cũng giảm. Bởi vậy, những người bị béo phì có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh gout cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Duy trì cân nặng hợp lí

Do vậy, bạn nên duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân để giảm lượng acid uric trong máu và “cứu” các khớp khỏi quá tải bởi sức nặng của cơ thể. Tuy nhiên, quá trình giảm cân cần khoa học, không nên ăn kiêng khem quá nghiêm ngặt gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Rèn luyện cơ thể khỏe mạnh

Đây là thói quen tốt mà mỗi người nên rèn luyện thường xuyên. Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng độ dẻo dai của xương khớp và cải thiện sức khỏe. Bạn có thể chơi các môn thể thao phù hợp với thể trạng sức khỏe. Tập yoga hay tập các động tác thể dục nhẹ nhàng. Vận động cơ thể sẽ giúp máu huyết trong cơ thể lưu thông tốt hơn. Thận hoạt động hiệu quả hơn để đào thải acid uric ra ngoài. Bên cạnh đó làm dịch khớp tiết ra nhiều hơn để bôi trơn khớp. Sẽ giúp giảm sưng đau hiệu quả. Bạn cũng cần lưu ý không tập luyện quá sức dẫn đến chấn thương xương khớp.

Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái

Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái

Để có một sức khỏe tốt nói chung. Bạn nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc. Tránh các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu, suy nghĩ nhiều… Vì có thể gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Ngoài ra, bệnh gout còn liên quan mật thiết với các bệnh như tim mạch; bệnh thận mạn tính, đái tháo đường… Nên hãy kiểm soát tốt các bệnh lý này để có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout.

Hy vọng với những “bí quyết” mà Dược phẩm Tâm Bình chia sẻ ở trên. Sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh gout. Hãy trang bị cho mình những kiến thức về sức khỏe nói chung. Và bệnh gout nói riêng để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân nhé!

Nguồn: Tambinh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *